Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 12/7, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.
Đêm 11/7 đến sáng sớm ngày 12/7, ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc của Bắc Bộ, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 11/7 đến 3 giờ ngày 12/7 cục bộ có nơi trên 70 mm như: Mường Bang (Sơn La) 90,4 mm, Na Mẻo (Hòa Bình) 70,8 mm, Quảng Ngần (Hà Giang) 103,6 mm, Đoàn Kết (Lâm Đồng) 75,8 mm…
Ngày và đêm 12/7, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2,5 m.
Vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2-4 m; biển động mạnh.
Ngoài ra, ngày 12-13/7, trên khu vực giữa Biển Đông có khả năng hình thành dải hội tụ nhiệt đới, trên dải hội tụ nhiệt đới này có khả năng hình thành các nhiễu động nhiệt đới, gây thời tiết xấu. Do vậy, tình hình gió mạnh và sóng lớn trên biển còn kéo dài trong những ngày tới.
Mưa làm sạt lở nhiều điểm tại tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN
Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước:
Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông; ngày nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 27-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C.
Phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày nắng, riêng phía Nam tỉnh Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C; riêng phía Nam tỉnh Sơn La và Hòa Bình 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; riêng Hà Giang, Tuyên Quang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng khu vực đồng bằng có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C.
Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, phía Bắc có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; phía Nam 33-35 độ C.
Khu vực Tây Nguyên có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.
Nam Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
Theo Báo Tin tức
Dù đã từng bước được đầu tư, song các tuyến đường vùng cao luôn đứng trước nguy cơ sạt lở, ách tắc giao thông. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đang rà soát xác định những vị trí xung yếu, triển khai các kịch bản, phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo giao thông theo phương châm "4 tại chỗ", xử lý nhanh nhất sự cố ách tắc giao thông trong mùa mưa bão năm 2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/7, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, phía nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.
Theo bản tin phát chiều 8/7 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng, ngày mùng 9 - 10/7, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rải rác có nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 55 - 60%. Thời gian nóng từ 12- 16 giờ.
Những vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại một số doanh nghiệp (DN) vừa được đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng ATVSLĐ tỉnh chỉ ra, như: không tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ); không kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro về công tác ATVSLĐ; kỷ luật lao động chưa nghiêm dẫn đến tình trạng NLĐ vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ; chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện PCCC.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 8/7, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, xã Vạn Mai (Mai Châu) được xác định là "điểm nóng” của tình trạng sạt trượt đất, đá lăn. Để chủ động phòng ngừa thiên tai trong mùa mưa bão, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (BCH PCTT-TKCN&PTDS) xã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, giảm thiểu thiệt hại tối đa về tài sản của nhân dân.