UBND tỉnh ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.



Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai; chủ động, phối hợp chặt chẽ, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ" bảo đảm kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế thiên tai xảy ra tại địa bàn, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của mưa lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo của các cơ quan chuyên môn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về tình hình thời tiết tại địa phương, kịp thời hướng dẫn, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, khách du lịch để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp.

Chủ động rà soát, cập nhật hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện cụ thể của từng địa phương (cần đặc biệt lưu ý có các biện pháp chủ động, quyết liệt để giảm thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất). Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại về tính mạng của người dân.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất. Huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tham gia bảo vệ trật tự ở cơ sở phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức rà soát, đánh giá lại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá, lũ quét để có phương án chủ động sơ tán, kịp thời di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ” để ứng phó với mọi tình huống; rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn. Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại do cơn bão số 02 gây ra, tổng hợp báo cáo chi tiết về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân phục hồi sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, sớm ổn định sản xuất, đời sống cho người dân vùng thiên tai.

Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ (nhất là xả lũ khẩn cấp), hồ thủy lợi xung yếu, các hồ chứa đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ và các tình huống bất thường gây ra theo phương châm "bốn tại chỗ". Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án ứng phó và khắc phục thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.


Đ.H (TH)

Các tin khác


Mở cửa xả đáy số 4 thuỷ điện Hoà Bình vào 23h ngày 24/7/2024

Bộ NN&PTNT có Công điện số 5290/CĐ-BNN-ĐĐ, ngày 24/7/2024 về việc mở 1 cửa xả đáy hồ thuỷ điện Sơn La và mở tiếp cửa xả đáy thứ 4 hồ thuỷ điện Hoà Bình.

Huyện Đà Bắc tập trung khơi thông các tuyến đường do sạt lở đất

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 22 đến sáng 24/7, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra mưa vừa, mưa to đã gây thiệt hại về hoa màu, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất khiến nhiều tuyến giao thông bị ách tắc. Huyện Đà Bắc đã tập trung nhân lực, phương tiện để khơi thông các tuyến đường, đồng thời bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các vị trí có nguy cơ mất an toàn để cảnh báo cho người dân.

Thành phố Hòa Bình ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”

Tối 23/7, mưa nặng hạt vẫn tầm tã kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2. Nước sông Đà khu vực làng vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) dâng cao khiến người dân lo lắng. Những con thuyền vốn vừa là nhà vừa là nguồn sinh kế của họ chao nghiêng từng đợt theo sóng, gió sông Đà. Tiếng loa phát thanh trên bờ nghe rất rõ, thông báo đúng 22 giờ, Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 3 theo Công điện mới nhất của Bộ NN&PTNT.

Mưa lớn gây ngập úng tại huyện Lương Sơn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 02, trên địa bàn thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã có mưa lớn gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân và ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn. Nhóm ảnh chụp thời điểm 5 giờ sáng ngày 24/7, tại thị trấn Lương Sơn.

Thuỷ điện Hoà Bình mở cửa xả đáy thứ 3 lúc 22 giờ đêm 23/7

Thực hiện Công điện số 5264/CĐ-BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 3 vào lúc 22 giờ, ngày 23/7/2024.

Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất tại một số địa phương

Theo Sở NN&PTNT, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 02 đã gây mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh. Tính đến 15 giờ ngày 23/7, mưa lớn đã gây ra một số thiệt hại tại huyện Đà Bắc, Mai Châu. Trong đó, có khoảng 10 ha lúa mới cấy tại xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) bị ngập úng, chưa xác định được mức độ thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục