Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão Trà Mi (tên quốc tế là TRAMI) sẽ đi vào Biển Đông trong ngày 24/10 với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.
Vị trí và đường đi của bão Trà Mi. Ảnh: KTTV
Hồi 19 giờ ngày 23/10, bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 122,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Đến 19 giờ ngày 24/10, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và đi vào Biển Đông. Sức gió mạnh nhất của bão cấp 9, giật cấp 11. Khu vực chịu ảnh hưởng là phía Đông khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 19 giờ ngày 25/10, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách khu vực Hoàng Sa 580km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12. Khu vực chịu ảnh hưởng là phía Đông khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 19 giờ ngày 26/10, bão di chuyển theo phía Tây với tốc độ 15-20km/h, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 11- 12, giật cấp 15. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Nam Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Do tác động của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m, biển động rất mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Theo Baotintuc.vn
Xã Sơn Thủy (Mai Châu) có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, nhiều khu vực bị chia cắt bởi suối Gò Lào và suối Sạn Sộp. Theo thống kê, toàn xã có 6 ngầm tràn, cầu treo phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân địa phương. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Sơn Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 40-100 mm, cục bộ có nơi trên 180mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6giờ).
Ngày 18/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với nhân dân về thủ tục hành chính (TTHC) và giải quyết TTHC về đất đai trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình nỗ lực thực hiện Dự án thành phần "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết”. Đây vốn là nhiệm vụ đầy áp lực đối với nhiều địa phương. Đặc biệt, sau mỗi mùa mưa bão với những thách thức gia tăng do ảnh hưởng của thiên tai, nhiệm vụ ổn định dân cư vùng DTTS&MN lại càng trở nên cấp bách, nặng nề.
Ngày 17/10, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ ra mắt Tòa soạn hội tụ và Hệ sinh thái số (TSHT&HSTS). Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 10 năm chuyên trang Hanoitimes được thành phố Hà Nội chọn là kênh thông tin đối ngoại chủ lực của thành phố.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của tỉnh Hòa Bình trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh, góp phần quan trọng nâng cao đời sống, tạo đà đẩy mạnh tăng trưởng. Tuy nhiên, đi kèm thành tựu đạt được là những tác động không nhỏ lên môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải phát sinh.