Một khối đá có những vết khắc vạch vừa được người dân tìm thấy tại khu vực cố đô Hoa Lư. Theo các cán bộ Phòng Di sản văn hóa Ninh Bình, Sở VH-TT-DL, khối đá sẽ hé lộ một di tích cự thạch mới.
Vào những ngày cuối năm 2009, khi nạo vét dòng sông Sào Khê, ở phía trước khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), người dân đã tìm thấy một khối đá hình trụ ở độ sâu khoảng 3m so với thềm ruộng lúa quanh đó.
Khối đá có chiều dài 1,2m (kể cả vấu là 1.5m), đường kính 0,7m. Ở hai đầu của khối đá này có vấu hình tròn. Trên thân của khối đá hình trụ này có những vết khắc vạch có tiết diện rộng từ 1 - 4cm, sâu từ 0,5 - 3cm. Đến nay, chưa giải mã được đó là biểu tượng gì.
Đầu năm 2009, cách địa điểm này khoảng 200m, người dân cũng phát hiện một cột đá hình tròn dài khoảng 3m, trên thân của cột đá cũng có những nét khắc vạch có độ rộng và sâu tương tự. Chất liệu đá thì hoàn toàn giống nhau.
Điều đặc biệt nữa là ở đầu của cột đá có hai lỗ mộng đối nhau. Lỗ mộng này lại có kích thước tương ứng với vấu của khối đá hình trụ mới phát hiện.
Các khối cự thạch phát hiện tại Ninh Bình. |
Trước đó, đầu năm 2009, tại hang Son cách đó khoảng 700m, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu ấn của cư dân văn hoá thời đại đồ đá và thời đại kim khí cách ngày nay từ 2.000 đến 10.000 năm. Và xa hơn một chút về phía Tây Nam (khoảng 1.000m), tại núi Con, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy rìu đá và những dấu ấn khác trên những khối đá.
Từ những cơ sở đó, các cán bộ Phòng Di sản văn hóa Ninh Bình cho rằng, hai di vật đá lớn được phát hiện kể trên cùng nằm trong một công trình đá lớn (cự thạch). Và rất có thể cư dân cổ ở hang Son, công trường khai thác đá cổ ở núi Con cùng những di vật đá lớn mới phát hiện này có liên quan với nhau.
Theo những tài liệu hiện có, Việt Nam mới phát hiện một số công trình đá lớn (cự thạch) ở các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam là Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Cao Bằng; Hà Giang; Tuyên Quang; Lạng Sơn...
Về phía Đông Nam của đồng bằng Bắc bộ, đây là lần đầu tiên phát hiện một di tích cự thạch. Di tích cự thạch này có thể là của cư dân thời tiền sử vào giai đoạn kim khí cách ngày nay từ 2.000 đến 3.000 năm.
Có một đặc điểm chung của cư dân thời tiền - sơ sử giai đoạn này ở Đông Nam Á là thờ thần đá theo tín ngưỡng Tôtem giáo, thờ đa thần.
Hiện, các khối đá trên đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Bình và đang cần các nhà khoa học nghiên cứu, giải mã những bí ẩn lịch sử để làm rõ thêm di tích Cự Thạch ở vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Năm 2009, tỉnh ta thực hiện 31 đề tài khoa học đạt 100% kế hoạch với tổng kinh phí trên 6,2 tỉ đồng.
Để đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất đối với sản phụ và bé con mới chào đời, các bà mẹ cần bổ sung 12 loại thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống của mình...
Ngày 5-1, tại Hà Nội, chương trình “Ngày Sáng tạo Việt Nam” năm 2010 do Ngân hàng Thế giới, Bộ TN-MT, Trung ương Đoàn tổ chức đã được phát động, với chủ đề năm nay là “Biến đổi khí hậu” (BĐKH). Dự kiến, Ngày Sáng tạo Việt Nam được tổ chức vào ngày 27 và 28-4-2010. Chương trình năm nay gồm Cuộc thi sáng tạo và Diễn đàn tri thức.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2217/QÐ-TTg phê duyệt Danh mục các dự án phát triển nhà ở sinh viên tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2009 đã được phân bổ cho hai thành phố này trước đó.
Hôm qua, hãng máy tính Đài Loan vừa trình diễn một phiên bản Eee PC hoàn toàn mới với thiết kế lịch lãm, màn hình widescreen cao cấp, pin trượt và hai touchpad cảm ứng.
Ngày 4.1, các mạng di động cho biết, sau thời gian thực hiện đăng ký thông tin cho thuê bao trả trước, các mạng di động phát hiện tới hàng triệu thuê bao bị trùng dữ liệu như tên, tuổi và số giấy chứng minh.