Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam (Bộ Khoa học – Công nghệ) và Hội Đo lường Việt Nam đã tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 08/SL về đo lường (20-1-1950 – 20-1-2010) và 10 năm Ngày Đo lường Việt Nam.
Ngày 20-1-1950, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh 8/SL thống nhất đo lường nước ta theo hệ Mét. Mục đích của Sắc lệnh 8/SL lúc đó là nhằm thống nhất đơn vị đo lường để tính và thu thuế nông nghiệp, nhưng ý nghĩa của nó đã vượt qua thời đại do tầm nhìn rộng lớn của Bác. 10 năm sau, tại Đại hội Cân đo toàn thể (CGPM) lần thứ 11 năm 1960, thế giới mới thống nhất quy định Hệ đơn vị SI dựa trên hệ Mét làm Hệ đơn vị đo quốc tế, được coi là tiên tiến và duy nhất của mọi thời đại.
Từ những đơn vị đo cổ truyền như mủng, đấu, sào, mẫu…, Sắc lệnh 8/SL đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa công tác đo lường của nước ta hội nhập vào dòng chảy của văn minh và tiến bộ trên toàn thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/2001/QĐ-TTg lấy ngày 20-1 hằng năm, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 8/SL về Đo lường làm Ngày Đo lường Việt Nam.
Đến nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam đã công nhận 185 cơ sở về khả năng kiểm định thuộc các lĩnh vực đo khác nhau; chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho 2.898 người, trong đó kiểm định viên thuộc Tổng cục và các chi cục là 838 người.
Nhiệm vụ của các cơ sở kiểm định và kiểm định viên này là phải kiểm định các phương tiện đo gồm 39 chủng loại thuộc tám lĩnh vực đo: độ dài, khối lượng, dung tích – lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, hóa lý, điện - điện từ và thời gian - tần số - âm thanh với số lượng khoảng 28 triệu phương tiện đo (theo số liệu năm 2007) và tăng dần theo từng năm. Hằng năm, ngành đo lường đã kiểm định được khoảng 70% phương tiện đo phải kiểm định.
Theo thống kê của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam, đến nay, đã có 579 mẫu phương tiện đo sản xuất lắp ráp trong nước, và 489 mẫu phương tiện đo nhập khẩu được phê duyệt mẫu để đưa ra thị trường. Hằng năm Công ty sản xuất Cân Nhơn Hòa đã sản xuất hơn 1,5 triệu chiếc cân lò xo từ 0,5 đến 200 kg phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thiết bị công tơ điện trước đây phải nhập khẩu, đến nay Tổng Công ty Thiết bị điện (EMIC) đã sản xuất một số lượng lớn với khoảng 3 triệu chiếc/năm.
Một trong những hoạt động được nhiều người dân quan tâm là Chương trình cân đối chứng. Đã có hơn 1.000 điểm cân đối chứng được lập và đang duy trì hoạt động, góp phần hạn chế việc cân đong thiếu trong thương mại bán lẻ.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Hoàng Văn Phong chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng phải hoàn thành Dự thảo Luật Đo lường để Bộ Khoa học – Công nghệ trình Chính phủ vào quý 2 tới và trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.
Tại lễ kỷ niệm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam và Viện Đo lường đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ND
Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá; tạo ra những công nghệ đổi mới trong các ngành công nghiệp.
10h sáng nay (17/1), trên kênh truyền hình VTC2 sẽ có buổi đối thoại trực tiếp với GS.TSKH Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về CNTT, Phó Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT.
Đây là công bố của Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT) ngày 14.1 tại Hội nghị quản lý và phát triển các trạm thu phát thông tin di động (BTS). Điều đáng nói là không ít trạm BTS bị DN... quên công bố phù hợp tiêu chuẩn.
Một chàng trai nhỏ có ước mơ "khổng lồ": Kết nối mọi người cứu hành tinh xanh với chương trình nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu (RAECP).
Đội ngũ lao động CNTT tại Việt Nam không chỉ yếu về chất lượng mà còn rất thiếu cả về số lượng. Tuy nhiên, chưa có một cuộc khảo sát nghiêm túc và chính xác nào trên phạm vi toàn quốc để "bắt đúng bệnh", chỉ ra lĩnh vực nào đang khát, đang thiếu nhân lực nhất, cũng như những kỹ năng nào mà sinh viên ra trường kém nhất.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại kế hoạch xây dựng hàng loạt đập thủy điện của các nước ở lưu vực sông Mekong có thể đe dọa nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và khiến một số loài quý hiếm ở đây đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.