Đội ngũ lao động CNTT tại Việt Nam không chỉ yếu về chất lượng mà còn rất thiếu cả về số lượng. Tuy nhiên, chưa có một cuộc khảo sát nghiêm túc và chính xác nào trên phạm vi toàn quốc để "bắt đúng bệnh", chỉ ra lĩnh vực nào đang khát, đang thiếu nhân lực nhất, cũng như những kỹ năng nào mà sinh viên ra trường kém nhất.
Tại cuộc Toạ đàm về Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam diễn ra chiều 13/1 tại Hà Nội, đại diện các trường, doanh nghiệp, Hiệp hội đã chỉ ra nhiều vướng mắc, khó khăn và thực trạng của nguồn lao động Việt Nam, cũng như những điểm bất cập, lạc hậu trong khâu đào tạo con người.
Ông Bùi Thế Duy, Chủ nhiệm khoa CNTT trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết vài năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên dự tuyển vào ngành CNTT liên tục giảm, cho thấy lĩnh vực CNTT không còn "hot" như những nhóm ngành Ngoại thương, Kinh tế. Bên cạnh đó, kế hoạch của Chính phủ chưa làm rõ sẽ tập trung phát triển, đào tạo nhân lực CNTT cho phân khúc nào, phần cứng, phần mềm hay dịch vụ? Cấp độ nào: Lập trình viên cấp thấp hay trưởng nhóm, kiến trúc sư phần mềm hay quản lý dự án?
Trước nay, dư luận xã hội đã nhiều lần lên tiếng về sự lạc hậu, cũ kỹ của giáo trình đào tạo công nghệ, khiến cho sinh viên ra trường không hay biết gì về những công nghệ mới đang được sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên, để cập nhật giáo trình hoặc tối ưu nhất là mua giáo trình từ nước ngoài về giảng dạy thì nhà trường lại không có kinh phí. "Muốn có giáo trình tốt, phòng thí nghiệm hiện đại thì phải đầu tư. Muốn đầu tư thì nhà trường phải thu học phí cao từ sinh viên, nhưng Quốc hội lại áp trần đối với học phí chỉ có hơn 200.000 VNĐ/tháng. Nói thẳng ra là lực của nhà trường hiện tại chỉ đáp ứng được từ 8-10% nhu cầu thực tiễn mà thôi", đại diện của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ.
Một khó khăn lớn nữa là việc thiếu giáo viên giảng dạy và nhà trường bất lực trong việc thu hút giáo viên giỏi cũng đã được đặt lên bàn thảo luận. Nguyên nhân thì rất rõ ràng: lương thấp nên không hấp dẫn được nhân tài, nhất là đội ngũ trí thức Việt kiều từ các nước trên thế giới. Song một lần nữa, bài toán cơ chế và kinh phí lại được nhắc đến như nút thắt cơ bản.
Phát biểu tại cuộc Toà đàm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai thừa nhận việc "đào tạo nhân lực CNTT đang rất bí", bởi trên thực tế, mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo. Trong khi đó, ở nước ngoài, mô hình liên kết giữa nhà trường (nguồn cung) và doanh nghiệp (nguồn cầu) hết sức khăng khít, chặt chẽ.
Thứ trưởng cũng nhận trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước khi chưa đánh giá được nhu cầu thực tế chính xác để dự báo hướng đi cho công nghiệp CNTT Việt Nam trong giai đoạn mới. Hiện nhà nước đã có cơ chế cho phép áp dụng giáo trình nước ngoài vào công tác giảng dạy chính quy, nhưng vấn đề ở khâu giáo viên và học viên thì vẫn chưa thể giải quyết được.
Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định quyết tâm phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ chủ chốt trong kế hoạch hành động năm 2010 của Bộ, và Bộ sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp để báo cáo, trình lên Chính phủ trong thời gian tới.
Theo Vnn
Một nhóm các nhà khoa học vũ trụ quốc tế lần đầu tiên đã đo được chính xác khoảng cách từ Trái đất đến một hố đen (black hole). Và đáng ngạc nhiên, nó gần hơn chúng ta tưởng.
Một tấm bản đồ thế giới hiếm có được vẽ từ năm 1602, lần đầu tiên được trưng bày ở Thư viện Quốc hội tại Washington, Mỹ
Nhật thực hình khuyên dài nhất trong 1.000 năm sẽ xảy ra vào hôm nay và đường đi của nó kéo dài từ châu Phi sang châu Á. Tại nước ta, cũng có thể quan sát nhật thực hình khuyên vào hôm nay. Khi nhật thực xảy ra, mặt trời sẽ giống như một chiếc nhẫn khổng lồ và rực rỡ. Tuy nhiên, do bầu trời ở miền bắc có nhiều mây và khu vực này sắp đón một khối không khí lạnh nên khả năng nhìn thấy nhật thực ở miền bắc thấp hơn so với miền nam.
(HBĐT) - Năm 2009, hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh, số lượng thuê bao điện thoại tăng thêm 53.277 máy, bằng 129% so với cùng kỳ năm 2008; nâng tổng số điện thoại trên toàn mạng là 114.785 máy, đạt tỷ lệ bình quân trên 14,6 máy/100 dân.
Bộ KH&CN đang kỷ niệm 50 thành lập, giới khoa học Việt Nam lại nhớ đến Giáo sư Tạ Quang Bửu, một nhà lãnh đạo chủ chốt từ thưở mới thành lập với tên gọi Ủy ban Khoa học Nhà nước. Và đặc biệt tưởng nhớ, kính trọng vị "trưởng lão" có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ trí thức nước ta.
Trung tâm Interner Việt Nam (VNNIC) hôm nay đã công bố Việt Nam đạt 100.000 tên miền quốc gia .vn, vươn lên vị trí thứ 2 (sau Singapore) trong khu vực ASEAN về số lượng tài nguyên tên miền.