Khó lòng cạnh tranh nổi với các đại gia thông tin di động, EVN Telecom đang muốn nhờ Bộ TT&TT can thiệp để các đại gia này cho roaming mạng di động và sử dụng chung hạ tầng mạng.

“Nhã ý” này vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi tới Bộ TT&TT sau khi có các kiến nghị về đàm phán giá thuê cột điện.

EVN phân tích, dùng chung cơ sở hạ tầng của các mạng thông tin di động là một xu thế mà nhiều nơi trên thế giới đang tích cực triển khai, nhằm giảm chi phí đầu tư. 

Hiện nay, các mạng di động GSM Việt Nam đều đã roaming với các mạng di động GSM của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách hàng khi đi ra nước ngoài. 

Mô tả ảnh.
EVN Telecom đang yếu thế trước các đại gia viễn thông. Ảnh: icon.evn.com.vn


Khi tham gia thi tuyển 3G, tổng vốn đầu tư của 4 doanh nghiệp viễn thông là 33.400 tỷ đồng. EVN cho rằng, nếu dùng chung hạ tầng thì khả năng có thể tiết kiệm đầu tư ít nhất khoảng 1/3 số vốn trên.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng viễn thông, EVN đã đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông lớn tạo điều kiện để roaming các mạng di động của các doanh nghiệp viễn thông với nhau.

Cắt nghĩa thêm về điều này, ông  Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng ban Công nghệ thông tin viễn thông, EVN cho biết: “Tình  trạng hiện nay là nhà mạng nào cũng đầu tư riêng hạ tầng thông tin di động trong khi các mạng khác nhau hoàn toàn có thể dùng chung hạ tầng này.”

Ông Lâm than thở: “EVN Telecom đang rất khó khăn do bị các nhà mạng lớn, lợi dụng thế thống lĩnh thị trường như Viettel, VNPT từ chối cho roaming. Trong khi các nhà mạng lớn này đều sẵn sàng cho roaming quốc tế nhưng với các nhà mạng trong nước thì lại từ chối. Như thế là bất hợp lý”.

Việc roaming giữa các doanh nghiệp viễn thông hiện nay hầu như chỉ là dựa vào “lòng tốt” của các đại gia, tùy thuộc quan hệ hợp tác của các đơn vị với nhau.

Nếu các đại gia này chia sẻ hạ tầng với mức phí nhất định thì sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Rõ ràng khi có sự chia sẻ, liên kết như vậy thì chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn, mạng thông tin di động cũng phát triển nhanh hơn”, ông Lâm bày tỏ.

Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét, EVN kiến nghị như thế là hơi… phi lý. Kinh doanh thông tin di động là một cuộc cạnh tranh khốc liệt của ngành viễn thông.

Trong cơ chế thị trường, nhà mạng nào muốn phát triển thì buộc phải bỏ vốn ra đầu tư, nâng cấp hạ tầng, nếu hạ tầng tốt, dịch vụ tốt thì nhà mạng đó phát triển. Đó cũng là chiến lược phát triển của từng nhà mạng.

Vì thế, thật khó để cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra mệnh lệnh hành chính rằng, doanh nghiệp viễn thông phải cho chính các đối thủ cạnh tranh thuê hạ tầng của mình, khi mình phải bỏ hàng nghìn tỷ đồng đầu tư.

Năm 2009, EVNTelecom cũng là 1 trong 4 doanh nghiệp viễn thông đã trúng tuyển và được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 3G, dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong tháng 4/2010. Khi đã cấp phép như vậy thì EVN Telecom sẽ buộc phải triển khai, đầu tư theo cam kết. 

Bên cạnh đó, EVN bước chân sang ngành viễn thông cũng có lợi thế lớn là tận dụng được lợi thế về hạ tầng các tuyến cáp truyền dẫn. Thậm chí, tập đoàn này còn có đường cáp quang biển liên Á đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

Đồng thời với kiến nghị trên, EVN muốn Bộ TT&TT nghiên cứu để giảm 50% chi phí kết nối dịch vụ VoIP quốc tế, khi phải kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Nguyên nhân là do EVN Telecom đang phải chi trả tới 91-95% doanh thu đối với cước chi phí kết nối dịch vụ VoIP quốc tế cho các nhà khai thác dịch vụ.

Năm 2008, doanh thu dịch vụ VoIP quốc tế chiều về của EVN là 282,944 tỷ đồng, nhưng chi phí kết nối phải trả cho các nhà khai thác là 218,963 tỷ đồng. EVN Telecom chỉ thu được 22,6% doanh thu, tương đương với 64 tỷ đồng.

Năm 2009, doanh thu dịch vụ này của EVN Telecom là 162 tỷ đồng thì chi phí kết nối dịch vụ phải trả cho các nhà khai thác là 150 tỷ đồng, chiếm tới 93% doanh thu.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục