Sáng 28-1, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên đã kiểm tra thực tế công tác khắc phục các sai phạm về bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN (gọi tắt là Công ty Vedan) tại xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai.

Sông Thị Vải hồi phục tốt

Thị sát sông Thị Vải ở khu vực cầu cảng của Công ty Vedan, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên ghi nhận khả năng tự phục hồi của con sông là vượt ngoài sự mong đợi. Sau khi Vedan ngưng xả nước thải chưa qua xử lý, màu nước của đoạn sông này đã được cải thiện đáng kể và tôm cá đã xuất hiện trở lại. “Hồi trước có lần tôi đi khảo sát ở đây về bị đau đầu mấy ngày liền. Trở lại lần này, tôi yên tâm nói rằng sự hồi sinh của sông Thị Vải là rất lạc quan”- ông Nguyên nhận xét.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, ông Yang Kun Hsiang - tổng giám đốc Công ty Vedan - cho biết đến nay công ty đã tiến hành cải tạo và xây mới các công trình khắc phục ô nhiễm với tổng chi phí khoảng 33,1 triệu USD. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã trực tiếp đi kiểm tra và ghi nhận việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công ty là nghiêm túc.

Ông Nguyên khẳng định nếu Vedan khắc phục tốt việc xử lý ô nhiễm môi trường, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thì cơ quan chức năng sẵn sàng tạo điều kiện để công ty khôi phục và phát triển sản xuất.

“Nói đầu tư 33,1 triệu USD cho hệ thống xử lý nghe tưởng nhiều, nhưng với dịch thải sau lên men trước đây đổ ra môi trường nay công ty đã dùng để sản xuất 24.000 tấn phân bón thì chỉ vài năm là thu hồi vốn. Như thế vừa bảo vệ môi trường vừa có nguồn thu như một lợi ích kép. Tiếc là trước đây Vedan không nhìn thấy mà lại hành xử trái pháp luật” - ông Nguyên phân tích.

“Không chỉ có nhà máy ở Đồng Nai, sắp tới Bộ Tài nguyên - môi trường sẽ tổng kiểm tra các nhà máy sơ chế tinh bột mì của Vedan ở các tỉnh khác” - ông Nguyên cảnh báo. Theo ông Yang Kun Hsiang, hiện các nhà máy của Vedan tại Bình Phước, Bình Thuận, Hà Tĩnh đều có hệ thống xử lý biogas và “cam kết các nhà máy này xử lý môi trường tốt hơn”.

Vấn đề mấu chốt hiện nay, theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, là việc bồi thường thiệt hại về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do nước thải của Vedan đổ ra sông Thị Vải. Tổng giám đốc Yang Kun Hsiang khẳng định: “Từ khi xảy ra sự việc, công ty chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm bồi thường, nhưng phạm vi và mức độ như thế nào thì phải có căn cứ”.

Ông Yang cho hay công ty đang làm việc với Viện Môi trường - tài nguyên để đề nghị chỉnh lý một số nội dung trong kết luận giám định và sớm đi đến việc bồi thường cho người dân. Vì theo Vedan, tỉ lệ 89% như kết luận giám định là chưa thuyết phục. Nhưng Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: “Cơ quan khoa học là Viện Môi trường - tài nguyên đã xác định mức độ trách nhiệm của Vedan trong việc gây ô nhiễm sông Thị Vải. Vedan phải có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Nếu chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này thì coi như câu chuyện của Vedan vẫn chưa xong”.

Khi đứng trên cầu cảng quan sát sông Thị Vải, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhắc lại với lãnh đạo Vedan: “Tôi đề nghị các ông khẩn trương và nghiêm túc bồi thường, hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hôm nay chỉ mới là một chuyện, chuyện lớn hơn là phải hành xử có lý có tình, phải xây dựng nhà máy trong lòng người dân, để người dân công nhận công ty của các ông sạch”.

Ông Yang Kun Hsiang cảm ơn và hứa sẽ “thực hiện đúng”.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sông băng Siachen chảy ngang khu vực dãy Himalaya, chia cắt Ấn Độ và Pakistan.
Không có hình ảnh

Mạng nhỏ được phép 'phá giá' cước di động

Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ xây dựng quy định về cước viễn thông. Các doanh nghiệp không thuộc diện khống chế thị trường có thể được bán dưới giá thành nhưng Bộ sẽ quy định cụ thể mức độ “bán phá”.

Các mạng di động: Càng lãi to càng khó lên sàn?

Thông tin hoạt động kinh doanh năm 2009 của ba mạng di động lớn nhất VN dần được hé lộ cho thấy họ đã trở thành những DN đơn lẻ thuộc hàng lớn nhất trong nền kinh tế. Tổng doanh thu của ba mạng cộng lại đạt gần 100.000 tỉ đồng, tổng lợi nhuận đạt hơn 20.000 tỉ đồng.

Nhiều doanh nghiệp nợ phí môi trường

Sau sáu năm thực hiện Nghị định 67/NÐ-CP của Chính phủ về thu phí nước thải, đến nay tại TP Hồ Chí Minh, chỉ các hộ dân nộp đầy đủ, còn các doanh nghiệp nộp không đáng kể, nhiều doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Internet lần đầu tiên phủ sóng Trạm vũ trụ quốc tế

Với công nghệ mới được phát triển, các nhà du hành vũ trụ đã lần đầu tiên kết nối được internet từ không gian vũ trụ. Những thông điệp đầu tiên từ bầu trời đã được truyền trực tiếp về trái đất qua internet ngày 22/1 vừa qua.

Smartphone “siêu tốc”

Bên cạnh chức năng gọi điện và gửi e-mail, người dùng còn muốn smartphone cho phép họ lướt web, xem video chất lượng cao và chơi game 3D. Bộ vi xử lý là “chìa khóa” giúp các thiết bị cầm tay xử lý những chức năng này

10 hiện tượng bí ẩn không thể giải thích

Bóng ma hay cảm giác cận kề cái chết là những hiện tượng bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích thỏa đáng. Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác nữa vẫn tồn tại trong đời sống của con người, mà không ai biết rõ nguyên nhân. Livescience liệt kê 10 hiện tượng tiêu biểu nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục