Theo GĐ Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, ngộ độc rượu Tết bắt đầu xảy ra từ những cuộc liên hoan, tổng kết, chia tay cuối năm kéo dài cho đến Tết và sau Tết liên hoan gặp mặt. Số lượng các ca ngộ độc mỗi năm thường tăng hơn so với trước.
Các cuộc liên hoan cuối năm, ăn mừng năm mới diễn ra liên tiếp khiến số bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán luôn tăng cao, với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Vì thế, trong niềm vui đón năm mới, chúng tôi đã đi tìm lời khuyên của các chuyên gia để ly rượu mừng xuân sẽ thực sự làm Tết thêm vui. Chưa Tết bệnh nhân ngộ độc rượu đã tăng cao Vụ việc xảy ra gần đây nhất là vào đầu tháng 2/2010 tại thôn Ma Trai, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), 25 người bị ngộ độc nặng phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Cam Ranh (Khánh Hòa) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Hàng chục người khác bị ngộ độc nhẹ đã được khám và uống thuốc giải độc tại Trạm Y tế xã… Trước đó, từ ngày 29/1 đến 31/1, cũng tại xã Phước Chiến đã có 5 người tử vong nghi do ngộ độc rượu. Trung tâm chống độc (TTCĐ) - Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu do ngộ độc rượu. Bệnh nhân Phạm Văn T., 18 tuổi (Nam Định) sau 3 ngày điều trị tích cực đã thoát khỏi hôn mê song vẫn chưa tỉnh hẳn. Theo người nhà, T. đã uống hết 750ml rượu vodka Hà Nội 39 độ và 250ml rượu "cuốc lủi" mua ở quán nước bên hè đường khi chia tay bạn bè về nghỉ Tết. Đêm đó T. bị nôn hai lần ra toàn dịch. T. được chuyển lên TTCĐ trong trạng thái hôn mê, thở khò khè, phải dùng máy thở trợ giúp. Bệnh nhân Trần Tuấn P. (Thường Tín, Hà Nội), vừa ra viện sau 3 ngày hôn mê. P. không uống rượu cấp tập như T., nhưng lai rai cả ngày mỗi nhà vài chén, đến khi về nhà loạng choạng và ngất xỉu. P. đã bị hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp... TS Phạm Duệ - Giám đốc TTCĐ cho hay, không chỉ có nam giới mà có cả những cô gái bị ngộ độc rượu, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo TS Phạm Duệ, ngộ độc rượu Tết bắt đầu xảy ra từ những cuộc liên hoan, tổng kết, chia tay cuối năm kéo dài cho đến Tết và sau Tết liên hoan gặp mặt. Số lượng các ca ngộ độc mỗi năm thường tăng hơn so với trước. Tết vừa qua là tăng gấp 3 - 4 lần. Đa phần là thanh niên từ 18 - 30 tuổi, cấp cứu vào trung tâm chủ yếu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp, khó thở, hạ đường huyết... Ai dễ bị ngộ độc rượu? Khác với các ca ngộ độc rượu ở thời điểm thường, ngộ độc rượu trong dịp Tết, không riêng gì một loại rượu, ở một cuộc rượu mà đa phần bệnh nhân uống ở nhiều cuộc với nhiều loại rượu khác nhau, thậm chí ngay trong một cuộc cũng uống đủ các loại rượu từ rượu ngoại, rượu ngâm, rượu tinh chế, đến rượu tự nấu... Trong khi đó, ngày Tết lại thường chúc rượu, ít ăn uống, thức ăn không có hoặc có ít trong dạ dày, thậm chí nhiều người vừa uống rượu lại vừa uống rượu pha với nước có gaz như soda, nước ngọt đóng chai khiến rượu hấp thu nhanh, người mau say hơn. Ở nồng độ cồn 0,4 trong máu thì hầu như ai cũng say mềm. Ở nồng độ cồn 0,5 - 1% trong máu, các trung tâm thần kinh kiểm soát nhịp tim và nhịp thở sẽ bị tê liệt khiến người say rượu dễ dàng đi đến tử vong. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trụy mạch, ngừng tim, suy hô hấp... TS Duệ cho hay, đây đều là những trường hợp ngộ độc rượu cấp tính, nôn mửa, nói nhiều, quá mệt mỏi, bủn rủn chân tay, rối loạn điện giải, hôn mê và gây viêm gan nhiễm độc cấp. Tuy nhiên, nếu ngộ độc nhiều hoặc ngộ độc mạn tính, người bệnh dễ rơi vào tình trạng ngớ ngẩn, rối loạn trí nhớ. Đặc biệt, khi cơ thể không còn chuyển hóa được (hay gặp ở những người hay uống và uống nhiều rượu), ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp và gây ngừng thở. Người uống có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở nhỏ vì lợi ích trước mắt, đã sử dụng cồn công nghiệp methanol để pha chế rượu, để giảm giá thành và tạo cảm giác mạnh cho người uống. Khi sử dụng những loại rượu này, người uống có thể bị hôn mê sâu, tụt huyết áp, mù mắt, thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh nhân phải cấp cứu tại Trung tâm chống độc lúc giáp Tết vì ngộ độc rượu Tại các vùng nông thôn, nhiều người nấu rượu vẫn sử dụng hũ thiếc làm dụng cụ lên men, chưng cất và đựng rượu. Loại hũ này có hàm lượng chì khoảng từ 10 - 15%. Khi đựng rượu trong loại hũ này, trên mặt rượu thường có một lớp váng bột xám đen do chất ôxy hóa bị bong ra. Vì vậy, người dân dễ nhiễm độc chì nếu uống rượu đựng trong hũ thiếc này. Các bác sỹ tại TTCĐ cho biết, uống rượu nhiều có thể gây hại tới các cơ quan trong cơ thể như sưng khớp, rối loạn thần kinh, viêm đường tiêu hóa, viêm tụy, tinh hoàn bị teo. Người nhiễm độc thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống cảm giác say rượu. Thời gian ngắn nhất là 12 giờ và nhiều nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha methanol, người uống sẽ thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng, kèm theo mắt mờ, rối loạn cảm nhận về màu sắc. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng thần kinh. Hãy là người biết thưởng thức rượu Theo các chuyên gia y tế, ngay cả khi sử dụng những loại rượu có chất lượng tốt, nhưng uống quá liều lượng cũng sẽ có tác hại đến sức khoẻ. Với rượu "cuốc lủi", một số độc tố khác như ethyl acetate, furfurol, acetic acid, có tỷ lệ cồn cao. Các độc tố này trong "cuốc lủi" đều cao hơn 3 đến 80 lần so với rượu do các nhà máy sản xuất và rượu ngoại nhập. Biểu hiện của ngộ độc methanol và say rượu giống hệt nhau nên người uống rượu lầm tưởng là say rượu. Hãy là người biết thưởng thức cái ngon của rượu, không nên uống say xỉn, rất có hại cho sức khỏe - TS Phạm Duệ khuyến cáo. Đối với rượu mạnh khoảng 30 đến 40 độ, người bình thường chỉ nên uống 1 chén nhỏ khoảng 30ml rượu/ngày, đối với bia không nên quá 700ml/ngày. Trong dịp Tết, không thể thiếu chén rượu vui xuân, tuy nhiên mỗi người cần biết lựa chọn loại rượu đảm bảo chất lượng và uống vừa phải để giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, TS Duệ khuyên, mọi người hãy đi du xuân thay vì chúc tụng nhau bằng rượu. Nếu có chúc rượu hãy nên thưởng thức rượu thay vì để "rượu uống người". Để an toàn, tránh gây xơ gan, mỗi ngày chỉ nên uống 1 đơn vị rượu.Khi uống có biểu hiện say thì nên cố gắng tìm cách để nôn ra. Hơn nữa, người bị say rượu cần phải theo dõi kể cả khi nôn để tránh sặc, gây tử vong. Sau đó cần để bệnh nhân nằm ấm và sau 2 - 3 giờ cho ăn nhẹ để tránh tử vong do hạ đường huyết. Trường hợp nặng cần phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Theo CAND
Với khoảng 375 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, Facebook thống trị không gian của các mạng xã hội ảo. Nhưng liệu Facebook có đi theo vết xe đổ của Friendster và Six Degrees hay không?
Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một lộ trình hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ là bộ phận của nền nông nghiệp thế giới.
Hãng Wipro Infotech vừa giới thiệu tại thị trường Ấn Độ dòng máy tính để bàn rất thân thiện với môi trường có tên gọi Wipro Greenware
Sau quyết định không cho giảm cước di động trước Tết, Bộ TT&TT tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông không khuyến mại nếu không đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Năm 2009, TP.HCM dành gần 60 tỷ đồng cho các dự án, đề tài, chương trình KHCN. Có tổng số 17 chương trình với 310 đề tài, dự án được đầu tư trong năm qua.
Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra một cách chặn đứng những loại sâu, virus tự nhân bản trong các mạng doanh nghiệp để thực hiện các âm mưu tấn công người dùng.