Nhà máy điện hạt nhân (NMÐHN) đầu tiên được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Ðến nay, trên thế giới có 435 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 53 lò phản ứng đang trong quá trình xây dựng và 299 lò phản ứng đang có kế hoạch xây dựng trong vòng 15 năm tới

Hiện có ba công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất là lò nước áp lực (PWR) chiếm khoảng 60%, lò nước sôi (BWR) 21%, lò nước nặng (CANDU) khoảng 10%. Ngày càng có nhiều nước chọn hoặc quay lại với chương trình phát triển điện hạt nhân. Các chuyên gia hàng đầu thế giới vẫn khẳng định: nếu không phát triển năng lượng hạt nhân thì loài người không thể giải quyết được vấn đề năng lượng. Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân trong thời gian tới là nâng cao các đặc tính về an toàn và cạnh tranh kinh tế, an toàn hơn, dễ xây dựng và vận hành, giảm chất thải phóng xạ.


Ðối với nước ta, tuy tiềm năng năng lượng sơ cấp đa dạng nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điện năng bình quân đầu người còn thấp như hiện nay thì khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng tăng nhanh trong tương lai là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Theo tính toán, nếu chỉ dựa vào các nguồn nhiên liệu trong nước để sản xuất điện, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 49 đến 112 tỷ kW giờ điện (tùy kịch bản) trong năm 2020. Hơn nữa, để đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì đầu tư xây dựng NMÐHN là giải pháp tối ưu, góp phần: đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho đất nước trong tương lai, tăng cường an ninh năng lượng; tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác; giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường (bụi, CO2, SOx, Nox...) từ các nhiên liệu hóa thạch...


Quá trình chuẩn bị xây dựng NMÐHN ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ tháng 3-2002 bằng việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tháng 5-2002, Tổ công tác chỉ đạo việc nghiên cứu lập dự án phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 185/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) với tư cách là chủ đầu tư dự án đã thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo từ tháng 9-2007 để chuẩn bị đầu tư dự án, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tuyên truyền, vận động toàn xã hội nói chung và nhân dân địa phương nói riêng ủng hộ chủ trương này. Dự án xây dựng NMÐHN Ninh Thuận có tổng công suất 4x1.000MW gồm hai tiểu dự án NMÐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Ðến nay, một số công việc chuẩn bị đầu tư dự án đã được triển khai như: hoàn thành báo cáo đầu tư dự án xây dựng và các báo cáo chuyên ngành như đánh giá tác động môi trường, quy hoạch các địa điểm xây dựng, bổ sung về địa chất khu vực dự kiến xây dựng hai nhà máy, tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực ở trong và ngoài nước... Sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo sát và chuẩn bị, chủ trương đầu tư NMÐHN Ninh Thuận đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 25-11-2009, theo đó: Dự án gồm 2 nhà máy, trong đó NMÐHN Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; NMÐHN Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Công suất mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW gồm hai tổ máy, có thể phát triển lên 4 tổ máy trong tương lai. Công nghệ lò nước nhẹ (LWR) bao gồm lò PWR hoặc lò BWR được đề xuất lựa chọn, với việc sử dụng nhiên liệu nhập khẩu, bình ngưng tua-bin được làm mát bằng nước biển. Ðây là thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án. Vấn đề bảo đảm an toàn NMÐHN luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, ngành hạt nhân phải tuyệt đối tuân thủ ba nguyên lý an toàn cơ bản, đó là: bảo vệ theo chiều sâu; kỹ thuật và quản lý. Ðối với tất cả các loại lò, ba hệ thống an toàn kỹ thuật cơ bản nhất là: dập lò khi có sự cố; làm nguội tâm lò khẩn cấp; che chắn và giam giữ phóng xạ. Trong trường hợp thiết bị hoạt động bình thường, an toàn hạt nhân được thực hiện trên nguyên lý "tốt nhất có thể đạt". Với công nghệ lò hiện nay, các thiết kế được cải tiến, áp dụng nguyên lý an toàn thụ động triệt để, chất lượng thiết bị tốt kèm theo sự hoàn thiện về pháp quy sẽ loại trừ khả năng sự cố lớn xảy ra đối với NMÐHN.


NMÐHN Ninh Thuận sử dụng nhiên liệu u-ra-ni làm giàu tới 2-4%. Lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 26 tấn đối với PWR hoặc 33 tấn năm/tổ máy đối với BWR. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200 nghìn tỷ đồng (thời điểm quý IV-2008). NMÐHN Ninh Thuận 1 được dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2014 và tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Công suất từ hai nhà máy sẽ được dẫn về khu vực phụ tải khu vực TP Hồ Chí Minh qua đường dây 500kV và 765kV. Vốn đầu tư xây dựng nhà máy dự kiến huy động từ các nguồn vốn vay tín dụng xuất khẩu ECA, vay thương mại trong hoặc ngoài nước, vốn tự có của EVN, vốn ngân sách nhà nước... Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600 cán bộ có trình độ đại học trở lên làm việc trong lĩnh vực hạt nhân. Bộ Giáo dục và Ðào tạo đang hoàn tất Ðề án đào tạo nguồn nhân lực tổng thể của quốc gia để thực hiện chương trình điện hạt nhân. Ngoài ra, mỗi cơ quan liên quan đều chuẩn bị chương trình phát triển nguồn nhân lực của mình như Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn hạt nhân và bức xạ Việt Nam, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, và đặc biệt là EVN. Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân và đang hoàn thiện trên cơ sở khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các đối tác Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc... Bên cạnh đó, để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực cho quản lý dự án và đội ngũ vận hành nhà máy, EVN sẽ ưu tiên con em địa phương có thành tích học tập tốt để trao học bổng đi học về điện hạt nhân trong và ngoài nước.


Với sự quyết tâm, nỗ lực của Ðảng, Chính phủ, các đơn vị liên quan, sự đồng thuận của xã hội, địa phương, chắc chắn, dự án  NMÐHN Ninh Thuận sẽ được triển khai thuận lợi, góp phần cung cấp nguồn điện năng quan trọng phục vụ CNH, HÐH đất nước.


                                                                                          Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chính phủ mới đây đã phê duyệt Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020.
Không có hình ảnh

Những nơi đáng sợ đối với hổ

Loài động vật lớn nhất trong họ mèo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi nhu cầu đối với các sản phẩm của hổ tại Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Mỹ.

Năm Dần tìm hiểu về Hổ

Ở nhiều nơi trên thế giới người ta tin rằng sau khi hổ chết linh hồn chúng xâm nhập vào lòng đất và biến thành hổ phách. Trong các câu chuyện thần thoại của Trung Quốc, hổ có thể biến thành người.

Hợp tác quốc tế trong phát triển KHCN nông nghiệp: Con đường ngắn

Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một lộ trình hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ là bộ phận của nền nông nghiệp thế giới.

Phát hiện sinh vật mới

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Ecuador mới đây đã phát hiện một số loài mới thuộc lớp bò sát và lưỡng cư ở các cánh rừng tại Ecuador.

iBin - Thùng rác của USB và thiết bị lưu trữ gắn ngoài

Nếu xóa file từ USB và các thiết bị lưu trữ gắn ngoài, sẽ không cách nào khôi phục lại được. Bạn có thể tạo ra thùng rác trên USB để chứa các file bị xóa, giúp khôi phục lại dễ dàng khi cần thiết với iBin.

Xuân trong khoa Thiên văn học

Tết Nguyên Đán được gọi là Xuân Tiết. Nguyên có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và Đán là buổi sáng sớm. Tại Việt Nam, mùa xuân được tính bắt đầu từ tiết Lập xuân, khoảng ngày 5 tháng 2 và kết thúc vào tiết Lập hạ, khoảng ngày 5 tháng 5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục