Blackberry, một trong những nhà sản xuất hàng đầu về ĐTDĐ thông minh

Blackberry, một trong những nhà sản xuất hàng đầu về ĐTDĐ thông minh

Chiếc điện thoại di động thông minh (smartphone) mà bạn yêu quý có thể dễ dàng bị hack và trở thành công cụ do thám chính chủ nhân của nó.

Có thể nói đây là thời của dòng điện thoại di động (ĐTDĐ) thông minh, nhất là sau khi báo cáo của hãng phân tích và nghiên cứu thị trường IDC cho thấy có tất cả 174,2 triệu chiếc được tung ra vào năm 2009, tăng 15,1% so với năm 2008 bất chấp kinh tế thế giới suy thoái. Ngày nay, ĐTDĐ thông minh không chỉ đơn thuần là một công cụ phục vụ chức năng gọi, nhận gửi tin nhắn như cách đây 10 năm trước. Rất nhiều loại được cập nhật các hệ điều hành tương tự như máy tính để bàn và xách tay, như lời nhận xét của trợ lý giáo sư bộ môn khoa học máy tính Vinod Ganapathy của Đại học Rutgers (Mỹ): “Về bản chất, ĐTDĐ thông minh đang trở thành chiếc máy vi tính thông thường”. Cũng vì sự đa năng và tiện lợi như thế mà thiết bị cầm tay này nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của tội phạm mạng.

Hai chuyên gia Ganapathy và Liviu Iftode của Đại học Rutgers đã biểu diễn cách một hacker tấn công vào phần mềm ĐTDĐ thông minh và biến chúng thành công cụ nghe lén tại một buổi họp, dò tìm vị trí chính xác của người sử dụng hoặc nhanh chóng làm hết pin để vô hiệu hóa chiếc điện thoại đó. Thật ra những lỗ hổng an ninh trên ĐTDĐ càng nguy hiểm hơn so với các thiết bị điện tử cùng chức năng khác vì người ta thường mang chúng đi khắp mọi nơi, khiến cho chúng càng dễ dàng bị biến thành thiết bị nghe lén. Thế nhưng, chủ nhân của chúng lại thường chẳng nhận thức được rằng mình đã trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công qua phần mềm điện thoại.

Ganapathy và Iftode đã làm việc với 3 sinh viên để nghiên cứu một phần mềm thuộc loại “ma mãnh” nhất, đó là Rootkit. Đây là một bộ sưu tập các công cụ của tin tặc giúp khai thác lỗi bảo mật, đoạt quyền truy cập điều khiển ở cấp độ nhà quản trị trên các hệ thống bị “bắt cóc”. Rootkit còn được dùng để che giấu các phần mềm độc hại khác như keylogger, trojan, virus... Loại phần mềm này chỉ có thể được phát hiện từ bên ngoài hệ thống điều hành, bị lũng đoạn bằng một công cụ đặc biệt gọi là phần mềm điều khiển máy ảo, vốn có thể kiểm soát mọi hệ thống điều hành và cấu trúc dữ liệu. Hiện đã có phần mềm điều khiển máy ảo cho máy tính để bàn, nhưng trong hình thái hiện tại chúng cần có nhiều nguồn xử lý dữ liệu hơn so với các mà một ĐTDĐ có thể cung cấp. ĐTDĐ thông minh còn có những cổng tương tác mới mà các phần mềm có thể thông qua đó đột nhập vào hệ thống, như thông qua bluetooth hoặc tin nhắn gửi qua GPRS.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng USB 3G của MobiFone truy cập Internet -
Bộ TT&TT sắp xét lại phương án giảm cước của doanh nghiệp.

Thời cơ xây dựng thương hiệu CNTT Việt

Thế giới phẳng giúp san bằng cơ hội cho mọi quốc gia, trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực CNTT mà Việt Nam thường được nhìn nhận là có nhiều tiềm năng, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng dành chỗ đứng và có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với nhiều “đại gia” quốc tế.

Hướng dẫn chia nhỏ và ghép file nhanh chóng

Sẽ rất khó khăn để chia sẻ những file có dung lượng lớn, đặc biệt là qua Internet. Cắt ra thành từng phần nhỏ rồi sau đó ghép chúng lại sẽ là cách giải quyết đơn giản trong trường hợp này. Và FFSJ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

10 bí mật khoa học vừa được khám phá: Điều kỳ diệu từ 500 tỷ nước đi của máy tính

Sử dụng máy tính để giải 500 tỷ nước đi có thể xảy ra trong môn cờ đam, xác định được đứa trẻ vô danh trên tàu Titanic… là những bí mật tiếp theo vừa được khám phá.

ĐBSCL: Đến lúc phải sống chung với... mặn

Mùa khô năm 2010 đang diễn ra gay gắt hơn cả dự kiến, nước ngọt cạn kiệt, nước mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng các tỉnh khu vực ĐBSCL. Những diễn biến "nhãn tiền" ấy như minh chứng cho những dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, mà khu vực ĐBSCL chịu nặng nề nhất nước.

Sản xuất thuốc chống ung thư có nguồn gốc thảo dược

Các nhà khoa học Iran đã sản xuất thành công Interferon-Gamma, một chất cơ bản để chống ung thư, bằng cách sử dụng các chất chiết xuất từ thảo dược.

Hành động ngay để cho loài hổ một đường sống

Việt Nam chỉ còn khoảng 30 con hổ còn tồn tại trong tự nhiên. Nếu chúng ta không hành động mạnh mẽ, 2010 sẽ là năm Dần cuối cùng của những con hổ hoang dã

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục