Theo bà Nguyễn Lan Châu - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sắp tới tình hình khô hạn, thiếu nước vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay, mực nước sông hồ trên cả nước đều đang ở mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ.

Bà nói: “Theo quy luật, hằng năm đến giữa và cuối tháng 3 tình hình hạn hán được cải thiện, nhưng bây giờ mực nước sông hồ đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ trong khi nhu cầu sử dụng nước của con người nhiều hơn. Vì vậy, nếu có mưa bổ sung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 cũng không thể bổ sung đủ lượng nước thiếu trong 6-7 tháng qua”.

 

Các em nhỏ người Ba Na bên vết nứt khô giữa lòng sông Krông PôKô (huyện Sa Thầy, Kon Tum) - Ảnh: Trần Thảo Nhi

Tại miền Bắc, lúc 7g sáng 16-3, mực nước sông Hồng tại Hà Nội chỉ ở mức 0,4m, trong khi bình thường trong tháng 3 mực nước của sông này là trên 1m. Bà Châu nhận định thời gian tới các cơn mưa xuất hiện sớm và mưa bổ sung cũng không đủ bù đắp lượng nước còn thiếu, chỉ làm ướt đất, hạn chế khô hạn chứ không tạo thành dòng chảy cung cấp nước cho sông suối.

Dự báo nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn chỉ ở mức 1,5m xuống đến 0,4m. Vì vậy, phải tới giữa tháng 5 ở miền Bắc mới có thể cải thiện được tình hình thiếu nước. Còn tới thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện ở miền Bắc vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 2 tỉ m3 nước.

Trong khi đó, tình hình khô hạn tại Tây nguyên, Nam bộ và tình trạng xâm nhập mặn hiện chưa có dấu hiệu cải thiện sớm vì các khu vực này vẫn đang là mùa khô, tháng 4 là tháng nóng nhất của Nam bộ. Hiện có những nơi thuộc vùng cửa sông Tiền đã bị xâm nhập mặn vào sâu 60-70km. Theo bà Châu, phải sang tháng 5, tháng 6 khi vào mùa mưa thì tình hình thiếu nước và xâm nhập mặn ở Nam bộ mới được cải thiện.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chuyển giao kỹ thuật trồng susu lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu.
Việc cắt giảm khí thải sẽ giúp hạn chế phần nào tác động của biến đổi khí hậu
Không có hình ảnh

Lần đầu tiên ở Việt Nam: Phục hồi tim bằng tế bào gốc

Những nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim vừa được thực hiện thành công bước đầu trên sáu bệnh nhân tại Việt Nam.

Những ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa của Hội Địa lý Mỹ

Hội Địa lý Mỹ đã sai khi ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích "China" (Trung Quốc) ngay phía dưới.

Mười loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp. Vị trí của chúng trong bảng thứ tự đếm ngược này hứa hẹn đem lại cho bạn những bất ngờ thú vị.

Vedan gây ô nhiễm khu vực Cần Giờ: Thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng

Chủ tịch Hội Nông dân (HND) TPHCM Nguyễn Văn Phụng vừa cho biết HND huyện Cần Giờ đã hoàn tất việc thống kê lại mức độ thiệt hại của người dân trên lưu vực sông Thị Vải bị ô nhiễm môi trường do Công ty Vedan Việt Nam gây ra. Kết quả kiểm tra xác định 839 hộ với 2.123ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản tại xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng. Số liệu thống kê thiệt hại của người dân Cần Giờ dựa trên những tiêu chí của Tổng cục Môi trường.

Những động vật biển mới phát hiện

Mực lợn, sứa chao đèn, cá chìa vôi hình rắn là ba trong số hàng chục nghìn loài động vật mới được phát hiện dưới đáy đại dương.

Khoa học đã "đọc" được trí nhớ của con người

Các nhà khoa học quốc tế mới đây bằng những thực nghiệm khẳng định khoa học đã có thể "đọc" được trí nhớ của con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục