Giai đoạn 2001-2009, Viện Công nghệ sinh học đã khẳng định được vai trò là một viện đầu ngành ở nước ta về công nghệ sinh học, thể hiện qua việc xây dựng nguồn lực, vật lực và các kết quả nghiên cứu.
Điểm nhấn rõ nét nhất thời gian qua là Viện đã ưu tiên và tập trung xây dựng, phát triển về nguồn lực cho hướng nghiên cứu công nghệ gen, coi đó là thế mạnh của Viện và là động lực để đẩy mạnh các hướng nghiên cứu ưu tiên khác.
Các thành tựu đạt được trong thời gian qua như ứng dụng kỹ thuật gen để định danh gen hài cốt liệt sĩ, xây dựng quy trình xản xuất vaccine phòng chống virus cúm A/H1N1, tạo chủng vi sinh có khả năng tái tổng hợp cao các protein và enzym quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm và y tế...
Ứng dụng nền công nghệ cao
Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu của các gia đình thân nhân liệt sĩ mong muốn được biết chính xác các hài cốt tìm được có phải là người thân của mình hay không, Viện Công nghệ sinh học đã xây dựng được quy trình chuẩn để xác định quan hệ di truyền theo đường mẹ dựa trên gen ty thể tách từ bộ hài cốt và từ những người thân trong gia đình.
Cơ sở khoa học của quy trình này là xác định trình tự gen vùng siêu biến (vùng D-loop) dài hơn 1.100 nucleotid của ADN ty thể và so sánh sự trùng hợp các trình tự gen này của hài cốt với gen của họ hàng thân nhân trong gia đình di truyền theo đường mẹ.
Áp dụng quy trình này, thời gian qua Viện Công nghệ sinh học đã đã giúp xác định được gen ty thể của hàng trăm bộ hài cốt liệt sĩ và trả lại tên chính xác cho hơn 115 trường hợp.
“Đây là một trong những thành công rất có ý nghĩa của Viện thời gian qua, là sự kết hợp giữa việc ứng dụng công nghệ cao để giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội có ý nghĩa nhân văn và mang tính đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình liệt sĩ có người thân hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” - Phó GS.TS Trương Nam Hải - Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học - cho biết.
Năm 2005, trước tình trạng dịch cúm gia cầm do virus A/H1N1 bùng phát trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học đã chủ động liên hệ và xin Tổ chức Y tế thế giới chủng virus Vaccine tái tổ hợp tạo ra bằng kỹ thuật di truyền ngược để làm vaccine phòng chống virus cúm A/H1N1 tại Việt Nam.
Đầu năm 2006, các cán bộ của Viện đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình nhân nhanh virus A/H1N1 trên phôi trứng gà sạch nhập ngoại. Sau đó, Viện đã hợp tác với Công ty Thuốc thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô hàng triệu liều.
Kiểm định vaccine ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. |
Theo Phó GS.TS Trương Nam Hải, đây là một công trình có tiến độ thực hiện rất nhanh và được sự hỗ trợ kịp thời của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện. Kết quả là đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất vaccine phòng chống cúm A/H1N1 cho gia cầm đạt chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại. Hiện nay Viện đang tiến hành các thủ tục chuyển giao cho Công ty Thuốc thú y trung ương Navetco công nghệ sản xuất vaccine này.
Năm 2009, dịch cúm A/H1N1 bùng phát trên thế giới và VN. Tại các bệnh viện, nhu cầu về việc chẩn đoán nhiễm virus cúm A/H1N1 là rất cao. Trong lúc đó, số lượng sinh phẩm chẩn đoán do Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp cho chúng ta lại có hạn.
Trước thách thức đó, Viện đã chủ động tổ chức và đầu tư kinh phí để cán bộ trong Viện nghiên cứu xây dựng bộ sinh phẩm phát hiện virus này trong các mẫu bệnh phẩm người. Trong thời gian rất ngắn, với kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện có của phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen, các cán bộ của Viện đã thành công trong việc tạo ra bộ sinh phẩm đơn giản, rẻ tiền cho phép phát hiện nhanh và chính xác virus cúm A/H1N1.
Bộ sinh phẩm này không những cho phép phát hiện virus cúm A/H1N1 đại dịch mà còn cho phép phát hiện cả virus A/H1N1 của bệnh cúm mùa. Kết quả thử nghiệm tại bệnh viện trung ương Các bệnh truyền nhiễm với 100 mẫu bệnh phẩm cho thấy bộ sinh phẩm của Viện tạo ra đạt 95% độ đặc hiệu và 94% độ nhạy so với bộ sinh phẩm của nước ngoài. Điều đặc biệt là Viện đã chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra các thành phần quan trọng của bộ sinh phẩm như enzym phiên mã ngược và enzym sao chép ADN. Đây là những thành phần quan trọng quyết định đến giá thành và mức độ đặc hiệu của bộ sinh phẩm.
Ngoài các sản phẩm được tạo ra trên nền công nghệ cao, các cán bộ nghiên cứu của Viện cũng thành công trong việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và môi trường. Đó là việc chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón vi sinh (neo-Polyfa) từ nguồn phế thải càphê tại Tây Nguyên, công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm (neo-Polynut), chế phẩm làm sạch môi trường tại các ao nuôi tôm (neo-Polymix), chế phẩm Biolactovin, Enterobac dùng cho người trong điều trị bệnh tiêu chảy đường ruột…
Cắt chọn mẫu ADN tái tổ hợp. |
Ưu tiên đầu tư cho công nghệ hiện đại
Theo Báo Laodong
Hôm 11/3 vừa qua, các chuyên gia vũ trụ quốc tế hàng đầu tiết lộ rằng Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ được gia hạn hoạt động thêm đến năm 2020.
Công nghệ vũ trụ (CNVT) là lĩnh vực công nghệ cao đặc biệt nhằm khám phá và sử dụng khoảng không vũ trụ, thiết thực phục vụ lợi ích của con người. Chúng ta đã xây dựng "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020". Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được Chính phủ xác định là Dự án trọng điểm. Tuy nhiên để trở thành hiện thực còn phải giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập.
PDF là một trong những định dạng tài liệu thông dụng nhất hiện nay. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi file PDF sang các định dạng file khác để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, chỉnh sửa… thì PDFZilla là sự lựa chọn hàng đầu.
Kết thúc buổi hội thảo tư vấn du học cho học sinh, sinh viên được tổ chức tại Hà Nội năm 2006, thầy giáo đứng dậy nói lời bế mạc: “… Các em nên cố gắng để được du học nước ngoài rồi trở về góp sức xây dựng quê hương”. Có cánh tay giơ lên. Một học sinh ngập ngừng: - Vậy sao thầy không về? Người thầy im lặng. Cả hội trường im lặng!
Một loại khoai tây đã từng trồng, nhưng bị lãng quên, nay đang cố gắng khôi phục lại địa vị của mình.
Sa mạc là những nơi khô cằn, vì thế mà nếu gặp những hình ảnh dưới đây bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng khi biết chúng được chụp ở những vùng đất khắc nghiệt.