Biến đổi khí hậu có thể biến một nửa thế giới thành vùng đất chết do nhiệt độ tăng lên quá cao, các nhà khoa học cảnh báo.

 

Nhiều nước sẽ biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12 độ C. Ảnh:
Nhiều nước sẽ biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12 độ C. Ảnh: wallpaperbase.com.

Theo Telegraph, các nhà nghiên cứu của trường Đại học New South Wales tại Australia và Đại học Purdue tại Mỹ vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn sẽ tiếp diễn sau năm 2100, thời điểm xa nhất mà các dự đoán trước đây tính đến.

Trên thực tế, nhiều quốc gia sẽ biến thành sa mạc khi nhiệt độ tăng thêm 12oC. Con người sẽ không thể thích nghi hay tồn tại trong điều kiện như vậy.

Giáo sư Tony McMichael, một trong những tác giả của đề tài nghiên cứu, cho biết nếu thế giới tiếp tục thải ra khí nhà kính ở mức độ như hiện nay thì thảm họa sẽ ập tới.

“Theo kịch bản có thể xảy ra trước năm 2300, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc nhiệt độ tăng lên 12oC và thậm chí còn hơn thế. Nếu điều này xảy ra thì những lo ngại trước mắt về nước biển dâng, các đợt nắng nóng bất thường, cháy rừng, mất đa dạng sinh học, và khó khăn trong nông nghiệp sẽ không là gì so với một mối đe dọa còn lớn hơn – đó là khoảng một nửa số vùng đất có cư dân sinh sống trên Trái Đất hiện nay sẽ không thể sống được nữa vì quá nóng", McMichael nói.

Giáo sư Steven Sherwood, người cùng tham gia nghiên cứu với McMichael, cho rằng nhiệt độ Trái Đất sẽ không thể tăng cao như vậy trong thế kỷ này. Nhưng ông cũng dự đoán đến năm 2300, rất có thể nhiệt độ sẽ tăng lên ít nhất 7oC và chỉ chừng đó thôi cũng đủ biến nhiều nơi thành vùng đất chết.

“Về lâu dài, khả năng viễn cảnh đó xảy ra là 50%”, ông Sherwood nhận định.

Sherwood nhận xét các nghiên cứu biến đổi khí hậu tỏ ra khá “thiển cận” khi không dự đoán về những hậu quả lâu dài do tác động của khí thải, thủ phạm của sự ấm lên toàn cầu. “Vấn đề này cần được quan tâm, dù chúng ta không thể làm được gì nhiều để kiểm soát biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ tới”.

 

                                                                         Theo VnExpress

Các tin khác

Xã Đông Lai (Tân Lạc) phát triển kinh tế rừng cho thu nhập trên 50 triệu đông/ha
Nông dân bị thiệt hại nguy cơ trắng tay nếu Bộ TNMT không có giải pháp mới với tinh thần “không thể châm chước”.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đâu là giới hạn của tuổi tác

Tuổi sinh học là quan trọng. Nhưng làm thế nào để tính nó và quan trọng hơn, làm thế nào để tăng nó lên một cách đồng bộ trong cơ thể, tránh tình trạng "già không đều"?

Mạnh dạn, tự chủ trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

Sau hơn 20 năm thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trở thành một trong những cơ sở nghiên cứu chăn nuôi gia cầm hàng đầu của nước ta, là đơn vị đi tiên phong trong việc nhập khẩu nhiều giống gia cầm mới. Là một trong tám đơn vị được chọn thí điểm bước đầu chuyển đổi "hạch toán tự chủ trong nghiên cứu khoa học" theo Nghị định 115, Trung tâm đã thu được những kết quả tốt đẹp, tuy nhiên trong thực hiện vẫn vấp phải một số khó khăn cần được giải quyết.

Cận cảnh những cây lúa '3.000 tuổi' ở Việt Nam

Sau hơn 10 ngày nảy mầm, những “hạt thóc 3.000 năm” khai quật được tại di chỉ Thành Dền (Cổ Loa) đã phát triển thành những cây mạ tươi tốt. Các nhà khoa học đang chờ một kết quả khả quan về giống lúa quý báu của người Việt xưa.

Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ

Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ.

20 cách đơn giản giúp bạn hạnh phúc hơn

Ai trong chúng ta cũng trải qua những tháng ngày âu lo, phiền muộn. Vậy tại sao chúng ta không tìm cách để tinh thần phấn chấn hơn? Thật ra có nhiều bí quyết nho nhỏ giúp “cải thiện” hạnh phúc mà bạn chưa biết.

Biến nước và CO2 thành nhiên liệu sinh học

Với CO2, nước và những vi sinh vật biến đổi gen, các nhà nghiên cứu đã biến chúng, dưới ánh sáng mặt trời, thành nhiên liệu sinh học như diesel hay etanol.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục