Từ ngày 3-6, một nhóm “phi hành gia” 6 người tình nguyện sẽ tham gia thử nghiệm Mars500 trong 520 ngày, mô phỏng chuyến bay đến sao Hỏa và trở về trái đất.

  • Chuyến bay mô phỏng
 Nhóm “phi hành gia” tham gia thử nghiệm Mars500. Ảnh: REUTERS

Nhóm gồm 3 người Nga, một người Ý gốc Colombia, một người Pháp và một người Trung Quốc sẽ bị cô lập trong một năm rưỡi (đến cuối tháng 11-2011) bên trong mô đun tàu không gian rộng 180m2 ở ngoại ô thủ đô Moscow (Nga) để mô phỏng sứ mệnh lên sao Hỏa. Tại cuộc họp báo ở Moscow hôm 18-5, nhóm nói họ đã sẵn sàng đối mặt với thử thách này. Trưởng nhóm Mikhail Sinelnikov, người Nga, cho biết: “Chúng tôi là những người tiên phong. Điều này rất thú vị nhưng mang một trách nhiệm nhất định. Chúng tôi sẽ làm tất cả để sứ mệnh thành công”.

Người trẻ nhất trong nhóm là Wang Yue, 27 tuổi, người Trung Quốc. Anh là thành viên duy nhất của nhóm đã được đào tạo làm phi hành gia chuyên nghiệp. Wang nói: “Chinh phục không gian là sự nghiệp khó khăn và cần có sự hợp tác quốc tế. Do đó, tôi may mắn được tham gia nhóm này”.

Dự án đầy tham vọng này lần đầu tiên mô phỏng một chuyến bay hoàn chỉnh lên sao Hỏa, nhằm thử nghiệm một trong những ẩn số lớn nhất của sứ mệnh có người lên Hành tinh Đỏ: các tác động tâm lý và thể chất với con người.

Thử nghiệm mô phỏng chính xác quá trình lên sao Hỏa: 250 ngày bay đến sao Hỏa, 30 ngày ở lại trên bề mặt Hành tinh Đỏ và 240 ngày trở về trái đất. Các “phi hành gia” phải trải qua tổng cộng 520 ngày bị cô lập khỏi thế giới trong một mô hình tàu vũ trụ. Thử nghiệm được tính toán chi tiết từng phút. Liên lạc của nhóm Mars500 với trái đất sẽ bị chậm trễ 40 phút, như trong một sứ mệnh lên sao Hỏa thực sự và thường bị gián đoạn để mô phỏng thực tế. Họ phải tự xoay xở nếu có vấn đề, sẽ sống và làm việc như các phi hành gia trên Trạm Không gian quốc tế (ISS), tiến hành các thí nghiệm khoa học và tập thể dục hàng ngày. Sau 250 ngày, nhóm họ sẽ được chia làm 2, với 3 người “đổ bộ bề mặt sao Hỏa”, trong khi 3 người còn lại ở trong tàu vũ trụ bay trên “quỹ đạo” trong một tháng.

  • Chuẩn bị cho chuyến bay sau năm 2030
Bên trong mô đun thử nghiệm Mars500. Ảnh: REUTERS

Thành viên nhóm Romain Charles, 31 tuổi, người Pháp, cho biết để ngăn chặn sự nhàm chán và thay đổi thói quen, nhóm chỉ có thể trông dựa vào nhau: “Sẽ rất khó khăn. Một năm rưỡi là thời gian rất dài, nhưng chúng tôi đang xây dựng đội ngũ để giúp đỡ người nào suy sụp”. Charles nói thêm, “phi hành đoàn” sẽ chỉ được tắm mười ngày một lần. Yue cũng nói anh sẽ hướng dẫn các đồng đội môn võ Thái cực quyền để giúp họ vượt qua những căng thẳng về thể chất và tinh thần do bị cô lập trong thời gian dài. Sứ mệnh Mars500 diễn ra sau một thử nghiệm tương tự tại Viện Các vấn đề y sinh (IBMP) của Nga vào năm ngoái với 6 người tình nguyện gồm 4 người Nga, một người Đức và một người Pháp đã sống 105 ngày trong một mô đun tàu vũ trụ, hoàn tất thành công thử nghiệm mô phỏng chuyến bay đến sao Hỏa.

Dự án là sự hợp tác giữa IBMP với Cơ quan Không gian châu Âu (ESA), nỗ lực “mô phỏng một sứ mệnh hoàn chỉnh đến sao Hỏa và quay về, chính xác như có thể mà không thực sự bay lên đó”.
Tất nhiên, không thể mô phỏng tất cả khía cạnh của một sứ mệnh không gian thực sự, chẳng hạn vi trọng lực, bức xạ ion hóa... như Giám đốc dự án Boris Morukov thừa nhận. Tuy nhiên, “phi hành đoàn” sẽ có những trải nghiệm như tình trạng không trọng lực, vốn có thể gây hiệu ứng suy nhược lâu dài, làm thoái hóa cơ và mô xương – tình trạng thể chất mà các phi hành gia phải đối mặt khi rời khỏi mô đun huấn luyện. Các phi hành gia sẽ được giám sát chặt chẽ, các thông số tâm lý và sinh lý của họ sẽ được ghi lại trong suốt hành trình.

Một chuyến bay thực sự tới sao Hỏa sẽ không có trước năm 2030 - theo Rene Pischel, người đứng đầu sứ mệnh ESA này. Pischel cho biết: “Một sứ mệnh đến sao Hỏa không phải là vấn đề kỹ thuật lớn hiện nay. Thách thức lớn nhất là chi phí. Để chi một số tiền quá lớn cần phải có một lý do thực sự thuyết phục. Đó là lý do dự án này rất quan trọng trong việc thuyết phục mọi người rằng nó có thể thực hiện an toàn”.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

100% diện tích đất lâm nghiệp có chủ

(HBĐT) - Trong thời gian qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích  gần 229.000 ha và 63.980 giấy chứng nhận.

Vedan Việt Nam đang thách thức pháp luật?

Hết lần này đến lần khác hứa, nhưng cứ đến phút chót thì Vedan VN lại cù nhầy rồi "lật kèo", mà điển hình mới nhất là việc quyết không bồi thường hơn 53 tỉ đồng cho nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xem World Cup qua Vinasat-1

Vệ tinh Vinasat-1 mang lại rất nhiều cái lợi như chi phí thấp hoặc miễn phí, nhiều kênh, chất lượng hình ảnh tốt...

Ðưa vào sử dụng phiên bản phần mềm hỗ trợ kê khai thuế

Theo Cục Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông (Tổng cục Thuế), hai ứng dụng phần mềm mới về hỗ trợ kê khai thuế thu nhập cá nhân (HTKK 2.5.0) và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (QT TNCN 1.0) chính thức được đưa vào sử dụng.

Đâu là giới hạn của tuổi tác

Tuổi sinh học là quan trọng. Nhưng làm thế nào để tính nó và quan trọng hơn, làm thế nào để tăng nó lên một cách đồng bộ trong cơ thể, tránh tình trạng "già không đều"?

Mạnh dạn, tự chủ trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

Sau hơn 20 năm thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trở thành một trong những cơ sở nghiên cứu chăn nuôi gia cầm hàng đầu của nước ta, là đơn vị đi tiên phong trong việc nhập khẩu nhiều giống gia cầm mới. Là một trong tám đơn vị được chọn thí điểm bước đầu chuyển đổi "hạch toán tự chủ trong nghiên cứu khoa học" theo Nghị định 115, Trung tâm đã thu được những kết quả tốt đẹp, tuy nhiên trong thực hiện vẫn vấp phải một số khó khăn cần được giải quyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục