Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cách đây hàng triệu năm thời tiết ở Turkana Basin (Kenya) nơi được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay. Đây có thể là nguyên nhân khiến loài người bắt đầu đi thẳng.

 

Mô tả ảnh.
Những người hiện đại sinh sống ở Turkana Basin, Kenya,  nơi từ  lâu vẫn được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Ảnh: Daily Mail.

Trước đây, các nhà khoa học cũng từng đưa ra “giả thuyết nóng” về sự tiến hóa của loài người. Giả thuyết này cho rằng nguyên nhân khiến con người bắt đầu đi thẳng là do không chịu nổi nhiệt độ cao. Đồng thời đi thẳng giúp cơ thể không bị lộ ra ngoài nhiều dưới sự bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời như khi đi bằng cả tứ chi.

Tiến sĩ Benjamin Passey, một chuyên gia về khoa học Trái đất ở Đại học Johns Hopkins và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Turkana Basin, địa điểm được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Cách đây khoảng 3 triệu năm, đây là vùng đất có thời tiết nóng bức trong một thời gian dài”.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các đồng vị phóng xạ của các hóa thạch phấn hoa, gỗ và các động vật tìm thấy trong đất để xác định mức độ nóng bức ở thời kỳ cách đây 4 triệu năm. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những đồng vị carbon có nhiệt độ từ 30 đến 35 độ C. Điều này chứng tỏ nhiệt độ ban ngày ở thời kỳ đó có thể cao hơn nữa.

Tiến sĩ Passey nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra những bằng chứng cho thấy rằng môi trường sống nóng bức đã ảnh hưởng tới sự tiến hóa của những người châu Phi cổ xưa. Vì thế, chúng tôi có thể khẳng định rằng ‘giả thuyết nóng’ là hoàn toàn có cơ sở”.

Giáo sư Steve Jones thuộc Đại học London (Anh) cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ, ông nói: “Kết quả nghiên cứu có thể là những bằng chứng thuyết phục cho ‘giả thuyết nóng’ về sự tiến hóa của loài người. Việc đứng thẳng giúp cơ thể con người tiếp xúc với ánh nắng ít  hơn trong thời tiết nóng bức”.

Tuy nhiên, giáo sư Robin Compton thuộc Đại học Liverpool lại không đánh giá cao giả thiết này và cho rằng, môi trường để người tiền sử bắt đầu đi thẳng là khu vực rừng rậm chứ không phải là vùng sa mạc Kenya: “Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu những người đầu tiên đi bằng hai chân có xuất xứ ở vùng sa mạc thay vì ở những khu rừng”.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp – KCN Lương Sơn đi vào vận hành
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong: Chủ động phòng, chống lụt bão

(HBĐT) - Với phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra”, huyện Cao Phong đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn (PCLB&TKCN), phương án hậu phương và di dân. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn cho các công trình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Ra mắt Liên minh các vùng cửa sông thế giới

Chương trình tiểu vùng sông Mê Công mở rộng của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới cho biết, Liên minh các vùng cửa sông thế giới (WEA) vừa ra mắt vào ngày Môi trường Thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm phát triển và bảo vệ một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của thế giới.

Côn trùng thay chuột thử nghiệm dược phẩm

Do có những phản ứng giống nhau khi nhiễm trùng và phản ứng với thuốc, côn trùng có thể thay thế những con chuột thí nghiệm trong việc sàng lọc các hoá chất tiềm năng để trở thành dược phẩm. Nhờ đó hạ được khá nhiều chi phí nghiên cứu thuốc chữa bệnh.

Thuốc điều trị huyết áp làm tăng nguy cơ ung thư

Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Lancet Oncology Journal ngày 13/6, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc điều trị huyết áp có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Những tính năng mới nổi bật của Safari 5

Ngoài những tính năng vốn có trong Safari 4, phiên bản Safari 5 mới được Apple giới thiệu có một số tính năng mới. Dưới đây là những tính năng mới và nổi bật mà Apple mang đến trong phiên bản trình duyệt mới nhất của mình.

Khốn khổ vì nước sinh hoạt

(HBĐT) - Từ đầu mùa khô đến nay, nguồn nước từ các giếng đào, hệ thống nước tự chảy đã không còn đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhiều hộ dân phường Thái Bình thuộc thành phố Hòa Bình. Tuy mùa mưa đã bắt đầu, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn đang bị đảo lộn vì tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục