Nắng nong, các doanh nghiệp sản xuất đá không kịp cung ứng cho khách hàng
(HBĐT) - Nắng nóng kéo dài, các hàng quán tiêu thụ đá lạnh rất mạnh. Thêm vào đó, tình trạng mất điện kéo dài thường xuyên khiến cho các nhà sản xuất đá có thêm lý do để tăng giá bất thường.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ có 2 cơ sở sản xuất kinh doanh đá tinh khiết với công suất hoạt động tổng cộng chưa đến 10 tấn/ngày đêm. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đá trong nhân dân lại lớn hơn con số đó rất nhiều.
“Cháy” đá
Nắng nóng, nhiều người dân tìm đến các hàng “trà đá”- thứ nước giải khát hiệu quả và vẫn được cho là rẻ tiền. Tuy nhiên, vài ngày gần đây, mặt hàng này cũng đã bắt đầu tăng giá từ 1000- 2000 đồng/cốc. Mặc dù vậy, nhiều hàng quán vẫn từ chối bán “trà đá” cho khách. Nguyên nhân được lý giải là do giá đá quá cao, một cốc trà đá dù bán với giá 4.000 đồng/cốc vẫn không có lãi…
Nếu đầu mùa, đá tinh khiết (hay còn gọi là đá sạch) có giá từ 5.000-10.000 đồng/túi 5kg nay tăng lên 8.000- 20.000 đồng/túi cùng loại; đá cây có giá 300-500 đồng/kg thì nay đều đồng loạt tăng giá lên 500-1.000 đồng/kg. Mặc cho tăng giá, khách hàng vẫn nhao nhao tìm mua vì “có những hôm mất điện, không có đá bán hàng, lúc ấy có vay mượn những hàng xung quanh cũng chẳng được.” – bà Nguyễn Thị Lan, bán hàng nước tại bờ trái sông Đà (P. Tân Thịnh, TP Hoà Bình) cho biết.
Nếu trước kia, các hãng nước đá tinh khiết phải sử dụng chiêu bài khuyến mại để xâm nhập thị trường thì đến nay, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Nhiều cơ sở kinh doanh lớn đã đặt hàng các hãng cung cấp đá thường xuyên, nhân viên bán đá tinh khiết được chào đón, thậm chí bị… chèo kéo ngược. Bởi thực tế là lượng đá của hai hãng Mạnh Phi và Pha lê không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh. Đến các cơ sở sản xuất này, hiện nay, người ta dễ bắt gặp cảnh khách hàng đứng xếp hàng chờ lấy đá. Anh Bùi Minh Thi (P. Phương Lâm, TP Hoà Bình) sống ngay cạnh một sơ sở sản xuất đá tinh khiết cho biết: “Cảnh xếp hàng chờ lấy đá diễn ra hàng ngày, chẳng khác thời bao cấp là mấy. Có khi, khách hàng còn ấm ức ra về vì không lấy được số lượng đá như dự kiến do cơ sở không kịp sản xuất”. Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đá, đặc biệt là đá tinh khiết tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát trên địa bàn rất lớn. Với tình trạng nắng nóng tiếp tục kéo dài, cơn “sốt” đá chưa biết khi nào mới có thể hạ nhiệt.
Tiềm ẩn không ít nguy cơ
Hiện nay, một lượng không nhỏ đá cung cấp cho thị trường tỉnh nhà đang được nhập về từ các tỉnh lân cận trong đó có Hà Nội. Bài toán về chất lượng ATVSTP một lần nữa lại được đặt ra. Theo quy trình sản xuất đá tinh khiết tiêu chuẩn thì nguồn nước lấy từ độ sau 90m, được xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá, bồn cấp nước làm đá, cối lạnh, gàu tải đá của hệ thống máy sản xuất nước đá viên tinh khiết đều bằng inox, không bị rỉ sét theo thời gian.
Nước sử dụng để sản xuất đá thường là nước máy, có khi là nước giếng khoan, sông, hồ… không rõ nguồn gốc, chưa được đảm bảo về ATVSTP. Bên cạnh đó lại được làm lạnh trong khuôn nhôm. Loại khuôn này khi sử dụng lâu ngày dễ bị oxi hoá dẫn đến nước có mùi khó chịu. Do “công nghệ” sản xuất khá đơn giản nên giá thành rẻ hơn đá tinh khiết rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho loại đá này vẫn được sử dụng phổ biến ở các quán cóc, quán vỉa hè… Do không được kiểm soát gắt gao về tiêu chuẩn chất lượng nên nước đá cây là mối nguy hại không còn tiềm ẩn đối với người tiêu dùng trong mùa hè.
Bác sỹ Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng chi cục ATVSTP cho biết: Nước đá không sạch đang là nguồn lây bệnh nguy hiểm với sức lây lan nhanh nhất, nguy hiểm nhất. Nó chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh đường ruột như: thương hạn, lị… và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, loại nước đá cây, do chưa được khử độc nên hàm lượng kim loại nặng, hoá chất dùng để thanh lọc cơ thể có thể bị ảnh hưởng và nguy cơ áp xe gan, viêm đại tràng mãn tính, chức năng thận bị suy giảm… có thể xảy ra. Vì vậy trong những ngày hè nắng nóng người dân hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn đá lạnh cho giải khát.
Hải Yến
Một cuộc điều tra trong năm 2009 về vi khuẩn trong các gia đình được tiến hành tại 8 quốc gia bởi Hội đồng Vệ sinh cùng Chương trình nghiên cứu phát triển các hoạt động chăm sóc và bảo vệ toàn cầu do Quỹ Reckitt Benckiser bảo trợ đã cho thấy: bếp ăn vẫn là hang ổ của hầu hết các loại vi trùng, khăn trải bàn ăn và khăn lau chùi là những vật chứa nhiều vi khuẩn nhất, tiếp đó là vòi nước và chậu rửa bát.
Chiều 12-7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp báo công bố Giải thưởng Ashden - năng lượng bền vững năm 2010 mà ngành chăn nuôi Việt Nam vừa được trao tặng tại Luân Ðôn (Anh) ngày 1-7
(HBĐT) - Năm 2010, Kim Bình được chọn là xã đầu tiên của huyện Kim Bôi được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT làm mẫu xây dựng nhà xí, nhà tiêu hợp vệ sinh. Với tổng kinh phí gần 40 triệu đồng, xã đã hoàn thành triển khai xây dựng 1 công trình nhà tiêu công cộng và 20 nhà tiêu hợp vệ sinh tại cơ sở. Địa bàn được chọn làm mẫu là xóm Lục Cả
Cafein có thể giúp những người phải làm việc ca đêm (cả lao động trí óc và lao động chân tay) tránh được những sai sót trong công việc. Đó là kết luận của một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cochrane Database of Systematic Reviews.
Một quan chức giấu tên thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết, Bắc Kinh ngày 11/7 đã phê chuẩn việc cấp mới giấy phép hoạt động cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Thông tin Cốc Tường Bắc Kinh (Guxiang Beijing), nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm khổng lồ Google tại Trung Quốc.
Hôm qua, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới Youtube cho biết sẽ hỗ trợ video chuẩn 4K, đạt độ phân giải lên đến 4096x3072 pixels.