Nhằm đưa ra giải pháp góp phần làm giảm nguy cơ sa mạc hóa, góp phần chống biến đổi khí hậu, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (FDCC) tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Canh tác trên đất dốc – chống sa mạc hóa”.

 

Thanh Hóa có 87.000ha đất nông nghiệp là đất dốc. Diện tích đất lâm nghiệp là 629.100 ha, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tập trung chủ yếu trên 11 huyện miền núi, đầu nguồn các sông suối lớn như: Sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông Bưởi... là nơi có độ dốc lớn, lượng mưa hàng năm bình quân > 2000 mm tập trung vào tháng 6-9. Do địa hình dốc như vậy nên khu vực này thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, độ phì nhiêu của đất suy giảm, năng suất cây trồng thấp, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, đời sống của người dân.

Trong khi đó, tập quán canh tác đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào trung du miền núi, việc lạm dụng khai thác tài nguyên là nguy cơ dẫn đến sa mạc hóa đất đai.

Tin từ báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 04/08/2010 cho biết, trong bối cảnh ấy, mô hình “Canh tác trên đất dốc – chống sa mạc hóa” đã được FDCC tỉnh Thanh Hóa xây dựng, bước đầu thực thí điểm trên 10 hộ gia đình tại Phố Cát, Lâm trường Thạch Thành (nay là BQL Rừng phòng hộ Thạch Thành) và đang được nhân rộng ra 11 huyện miền núi trong tỉnh.

Các giải pháp từ mô hình này bao gồm: Tập huấn nâng cao năng lực, hiểu biết cho người dân về quy trình, kỹ thuật, giống mới, năng suất, chịu hạn... về canh tác trên đất dốc – chống sa mạc hóa.

Hiện nay, sau khi mô hình được triển khai, nhiều hộ gia đình đã tích cực tham gia, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy đã được hạn chế, góp phần bảo vệ đất, phòng ngừa nguy cơ thiên tai do biến đổi khí hậu.

Theo Thiennhien.net

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Trung tâm nước sạch và VSMTNT kiểm tra chất lượng vật tu xây dựng công trình nước sạch tại xã Yên Nghiệp.

Kỹ nghệ “nâng cấp” trái cây bằng… hóa chất

Nếu trái cây được bảo quản bằng các liệu pháp an toàn thông thường, thời gian của chúng không nhiều. Đối với những quả vải, quả nhãn chỉ được 3-4 ngày, mận tươi khoảng 10 ngày, cam tươi cũng chỉ kéo dài nhất được hơn 1 tháng, thế mà trên thị trường hiện nay có những loại trái cây giữ được tươi tới 5-6 tháng không hỏng.

Khuyến mãi không phải là đền bù!

Sau khi có thông tin hai mạng di động thuộc VNPT là MobiFone và VinaPhone lùi ngày giảm cước gây thiệt hại cho khách hàng, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thông tin từ hai nhà mạng cho biết các thuê bao sẽ được "khuyến mãi bù", nhưng xem ra không sòng phẳng.

Phát triển công nghệ vũ trụ Việt Nam

Công nghệ vũ trụ được coi là biểu tượng sức mạnh và khả năng cạnh tranh công nghệ của mỗi quốc gia. Nó là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau, nhằm chế tạo, điều khiển và khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất..., góp phần cảnh báo sớm thảm họa thiên tai, theo dõi các sự kiện lớn của thế giới qua hệ thống phát thanh, truyền hình, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường...

Bất ngờ về sự sống ở đại dương

Kết quả một dự án nghiên cứu công phu có tên “Census of Marine Life” kéo dài 10 năm về sự sống ở đại dương mới công bố ngày 3-8 trên Tạp chí PLoS ONE đã hé lộ nhiều điều thú vị và bất ngờ.

Lộ diện điện thoại Windows Phone 7 đầu tiên của Asus

Hãng sản xuất đến từ Đài Loan tỏ ra khá bí mật về dòng sản phẩm mới chạy trên hệ điều hành sắp ra mắt của Microsoft nhưng cuối cùng thông tin và hình ảnh của smartphone Windows Phone 7 đầu tiên cũng đã bị rò rỉ.

Trung Quốc thải ra nhiều rác vũ trụ nhất

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) thông báo Trung Quốc đứng đầu trong danh sách những nước gây ô nhiễm nhất cho môi trường không gian quanh trái đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục