Trong số 6 di sản thiên nhiên được công nhận trong năm nay có hai nhóm đảo nằm giữa đại dương và hai cao nguyên.

 

Cao nguyên Trung tâm nằm giữa miền trung và miền nam đảo quốc Sri Lanka. Ở đây có tới ba khu bảo tồn thiên nhiên. Những khu rừng trên núi thuộc cao nguyên có hệ sinh thái vô cùng phong phú, trong đó bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như báo Sri Lanka. Đây được coi là nơi có mức độ đa dạng sinh học cực cao. Ảnh: UNESCO

Núi Đan Hà là một khu vực cảnh quan nổi tiếng ở thành phố Thiều Quan, phía bắc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Được tạo nên từ sa thạch màu đỏ, nó bị bào mòn theo thời gian nên có nhiều hình thù kỳ lạ. Đan Hà có nhiều khe núi, cột đá, thác nước tự nhiên. Địa hình lởm chởm khiến nó trở thành nơi sinh sống của vô số loài thực vật, trong đó có khoảng 400 loài thuộc diện quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: UNESCO

Khu bảo tồn Đảo Phượng hoàng nằm trên 8 đảo thuộc nhóm đảo Phượng hoàng ở phía nam Thái Bình Dương do Kiribati quản lý. Với tổng diện tích 408.205 km2 (bao gồm cả diện tích mặt nước), đây là khu bảo tồn sinh vật biển lớn nhất thế giới. Khoảng 800 loài động vật - trong đó có 200 loài san hô, 500 loài cá, 18 động vật biển có vú và 44 loài chim - đang sống trong khu bảo tồn Đảo Phượng hoàng. Ảnh: phoenixislands.org.

Nằm ở giữa vùng Siberia thuộc Nga và cách Bắc Cực chừng 100 km, cao nguyên Putorana được tạo nên bởi hoạt động của núi lửa. Một dãy núi biệt lập thuộc cao nguyên sở hữu nhiều hệ sinh thái vùng cực và cận cực - như rừng thông taiga nguyên sinh, lãnh nguyên, hoang mạc. Ngoài ra Putorana còn có nhiều dòng sông và hồ chưa từng chịu tác động của con người. Phần lớn diện tích của nó nằm trên đường di cư của loài tuần lộc. Ảnh: UNESCO

Những đỉnh núi đá và những đài vòng trên đảo Reunion của Pháp nằm gọn trong khu vực trung tâm của Công viên quốc gia La Reunion. Chúng trải dài trên khu vực có diện tích 100.000 hecta, tương đương 40% đảo Reunion. Di sản thiên nhiên này có hai ngọn núi lửa cao vút, những bức tường đá khổng lồ, ba vách đá hình vòng cung, những hẻm núi phủ đầy cây cối, vùng lòng chảo. Ảnh: AFP.

Papahanaumokuakea là tổ hợp gồm 10 đảo thấp và đảo san hô cách quần đảo Hawaii, Mỹ khoảng 250 km về phía tây bắc và có diện tích 360.000 km2. UNESCO công nhận Papahanaumokuakea là di sản hỗn hợp (thiên nhiên và văn hóa). Đây là một trong những khu bảo tồn hải dương lớn nhất thế giới, đồng thời cũng lưu giữ nhiều di chỉ quan trọng về văn hóa của người Hawaii cổ. Ảnh: wikimedia.org.

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Droid 2 chính thức xuất hiện

Motorola và nhà mạng Verizon đã chính thức bày bán chiếc điện thoại Droid 2. Droid 2 là mẫu điện thoại kế tiếp của Droid.

Ứng dụng y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị

Ứng dụng y học hạt nhân để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh đã được thực hiện từ lâu ở các nước có nền y học tiên tiến. Ở nước ta, nhiều bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh đã bắt đầu áp dụng công nghệ hiện đại này, hàng vạn bệnh nhân đã và đang được điều trị thành công.

Thành công của truyền hình hội nghị HD

Truyền hình hội nghị không còn là một khái niệm mới với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác tiện ích của công nghệ này như thế nào nhằm tối ưu hóa chi phí và giá trị sử dụng đang là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp Việt.

Mưa sao băng đẹp nhất trong năm

Sáng 13/8/2010 trên bầu trời Việt Nam sẽ xuất hiện trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm.

Phần mềm dạy Tiếng Việt lớp 1

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường chính thức đưa phần mềm đầy đủ nhất hỗ trợ hoàn toàn cho việc học và dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tiểu học.

Canh tác trên đất dốc chống sa mạc hóa

Nhằm đưa ra giải pháp góp phần làm giảm nguy cơ sa mạc hóa, góp phần chống biến đổi khí hậu, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp (FDCC) tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Canh tác trên đất dốc – chống sa mạc hóa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục