Thuỷ điện được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh sạch nhất và rẻ nhất, có sẵn để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, về mặt môi trường cái hại của thuỷ địên khá lớn, đôi lúc cái hại hơn lợi.
Trước khi, trong khi và sau khi xây đập xong, thiên nhiên bị phá hoại tỷ lệ thuận với quy mô của đập. Từ đó thường xuyên tồn tại nhưng nguy cơ xảy ra các tai nạn vào bất cứ lúc nào.
Trước khi xây đập
Trước hết, địa điểm thích hợp để xây đập thủy điện thường là miền núi có sông chảy qua. Tại đây có hệ sinh thái rừng với động thực vật và người dân đang sống trong vùng. Để xây đập và hồ chứa nước phải khai quang một diện tích rừng rất lớn, kể cả vùng rừng xung quanh. Chính điều này sẽ huỷ hoại phần lớn Thiên nhiên, làm mất đi môi trường sinh sống lâu đời của động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu, quý hiếm.
Việc xây đập và hồ chưa nước buộc dân địa phương phải di chuyển nơi sinh sống. Cuộc sống của họ bị đảo lộn. Nền văn hoá và phong cách sống của họ không thể bảo tồn được như xưa nữa. Trong đa số trường hợp, nơi ở mới không thuận lợi bằng nơi họ đang sống và việc đền bù không thể bù đắp lại được những thiệt hại và tổn thất mà họ phải chịu đựng. Tất cả phải làm lại từ đầu trên vùng đất mới với những điều kiện rất khó khăn và không phải có thể giải quyết nhanh chóng.
Khi con đập hoạt động
Tại địa điểm xây dựng, sông không tồn tại nữa, một hồ nhân tạo khổng lồ xuất hiện. Với điều kiện nước đứng yên của những hồ nước mới sẽ thu hút các côn trùng lan truyền bệnh tật. Những người dân sống gần đập sẽ phải đối phó với nguy cơ lớn đối với sức khoẻ.
Vì các đập thường được xây trên núi, nên nhiều vụ lở đất và trượt đất đã xảy ra. Khi đột nhiên xây những con đập để giữ nước ở độ cao hàng trăm, có khi hàng nghìn mét so với mặt biển nền đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra đối với con đập Vajont vào năm 1963, khiến 2000 người bị chết do đất trượt.
Phục hồi khó hơn xây dựng
Thiệt hại đã gây ra khi phá rừng, đào hồ chứa nước làm Thiên nhiên khó có thể phục hồi. Khi sinh thái bị phá huỷ cần hàng trăm năm mới xây dựng lại được một sự cân bằng mới và cũng có thể vĩnh viễn bị huỷ hoại.
Thế nhưng người ta vẫn ngăn sông đắp đập để đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp. Làm thế nào để có phương án thay thế trước khi chúng ta phá huỷ những con sông là điều mà các nhà chiến lược phải cân nhắc một cách toàn diện.
Theo VietNamnet
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv và Đại học Heidelberg (Đức) vừa phát hiện một khu vườn rất đặc biệt có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên tại một khu khai quật khảo cổ ở thành phố Jerusalem, Israel
Halloween là ngày lễ hóa trang mang phong cách kỳ bí rùng rợn nhưng cũng không kém phần vui nhộn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những công cụ miễn phí để “hóa trang” cho máy tính, hòa cùng không khí ngày lễ hội Halloween.
Trong lúc cả gia đình đang quây quần ăn cơm, bé gái 13 tháng tuổi leo lên ghế nhựa múa võ siêu nhân và bị té đập đầu xuống đất bầm 1 bên tai. Thấy bé vẫn chơi bình thường nên gia đình không để ý. Đến sáng hôm sau, thấy con ngủ li bì không thức dậy, gọi thì thấy mắt mở lờ đờ, nên gia đình chuyển cấp cứu Nhi đồng 2...
(HBĐT) - Ngày 28/ 10, Bưu điện tỉnh đã tổ chức lễ trao giải chương trình khuyến mại “Gửi bưu kiện – trúng thưởng lớn”. Trương trình khuyến mại được Bưu điện Hoà Bình triển khai từ ngày 9/8 đến 30/9/ 2010.
(HBĐT) - Ngày 28/10 Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm tổ chức khóa đào tạo quản lý và vận hành hiệu quả lò nung gạch kiểu đứng.
Ngày 27.10, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố chế tạo thành công chip vi xử lý 32-bit số hiệu VN1632 (ảnh) - dựa trên công nghệ 130 nanômét của IBM.