Việc đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã góp phần làm giảm khói, bụi quanh khu vực khai thác đá.

Việc đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã góp phần làm giảm khói, bụi quanh khu vực khai thác đá.

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản ở huyện Lương Sơn tăng nhanh về số lượng đơn vị, quy mô và sản lượng khai thác. Hiện, toàn huyện có 23 đơn vị, doanh nghiệp khai thác, chế biến đá xây dựng được cấp giấy phép dài hạn và 25 doanh nghiệp khai thác tận thu thời hạn 3 năm. Với sản lượng khai thác lớn thì ngoài lợi ích về kinh tế thì sức ép lớn về môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm.

 

Trên địa bàn huyện Lương Sơn đã có 48 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại các xã Tân Vinh, Hoà Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Thành Lập... Việc khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên đã đáp ứng nhu cầu đá xây dựng cho thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm ổn định cho lao động ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, không ít doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng, cũng như thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong quá trình nổ mìn khai thác, nghiền sàng, vận chuyển đá...

 

Ông Đinh Mạnh Đông, Phó phòng TN&MT huyện Lương Sơn cho biết: Để giảm thiểu thực trạng trên, Phòng TN&MT huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, trật tự xã hội tại khu vực khai thác đá ở các xã. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Khoáng sản, các quy định của tỉnh, huyện về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện như: thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động, giữ gìn ANTT, bảo đảm an toàn nơi sản xuất... Nhiều doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại địa phương đã quan tâm đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất và có những giải pháp hữu hiệu hạn chế tác động đến môi trường. Ngoài ra còn quan tâm đến lợi ích của nhân dân địa phương bằng việc tham gia sửa chữa đường giao thông, hỗ trợ xây dựng công trình văn hoá, phúc lợi... Năm 2008, qua kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản, cơ quan chức năng đã xử phạt 7 đơn vị khai thác đá vi phạm về môi trường. Hai năm gần đây, không có đơn vị, doanh nghiệp nào vi phạm do không thực hiện các nội dung về môi trường và cam kết về bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn đã có những chuyến biến đáng kể.

 

Đến cơ sở khai thác đá của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn tại mỏ đá Tân Vinh, xã Tân Vinh được ông Lưu Hữu Tình, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Hiện, Công ty đang hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng trên diện tích 16 ha với 4 dây chuyền sản xuất có tổng công suất 560 tấn/h. Để bảo vệ môi trường sống quanh khu vưc mỏ đá Tân Vinh, ngoài việc đầu tư đồng bộ các thiết bị sản xuất, doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp hạn chế bụi phát tán trong quá trình khai thác như: sử dụng hệ thống phun nước tại những khâu phát sinh bụi, trồng cây xanh quanh khu vực, dọn vệ sinh, tưới nước trong quá trình vận chuyển nguyên liệu... 

 

Ông Tình cho biết thêm: Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng và chính quyền xã Tân Vinh về công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, năm 2007, chi hội môi trường Tân vinh đã được thành lập với sự tham gia của 9 doanh nghiệp trên địa bàn xã. Trong đó có 8 doanh nghiệp khai thác đá và 1 nhà máy xi măng. Chi hội đã có những đóng góp đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường.

 

Với những tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn đã góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng nghiêm túc thực hiện tốt bảo vệ môi trường. Trước thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng ở huyện Lương Sơn và chính quyền cơ sở cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, TTXH tại khu vực khai thác khoáng sản. Có như vậy, việc  SX-KD trên lĩnh vực này mới đảm bảo mục tiêu toàn diện về KT - XH và môi trường.

    

                                                                                       Hoàng Huy      

        

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Kiểm tra chất lượng bình gas thường xuyên góp phần đảm bảo chất lượng, đo lường sản phẩm.
(Ảnh chụp tại đại lý gas của Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình- P.Phương lâm- TP Hoà Bình)

Vấn đề VSATLĐ - PCCN trong khai thác than ở Cuối Hạ: Vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”

(HBĐT) - Liên tục xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người, liên tục bị các cơ quan chức năng nhắc nhở, chấn chỉnh về công tác VSATLĐ - PCCN. Nhưng vấn đề VSATLĐ - PCCN trong khai thác than ở Cuối Hạ (Kim Bôi) vẫn chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.

Giá ứng dụng Windows Phone 7 ngày càng hấp dẫn

Hiện nay, số lượng các nhà phát triển đăng ký sử dụng nền tảng Windows Phone 7 (WP7) của Microsoft đã tăng lên khoảng 80% kể từ tháng Chín, đồng thời, mức giá trung bình của các ứng dụng cho điện thoại di động cũng đang dần ngang bằng với các sản phẩm tương tự của đối thủ.

11 tháng đầu năm có thêm 38,1 triệu thuê bao điện thoại

Trong 11 tháng đầu năm, cả nước có thêm 38,1 triệu thuê bao điện thoại mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Việt Nam có cơ hội tham gia chung kết ACM/ICPC toàn cầu

Kì thi OLP’10 và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Hà Nội đã chính thức khép lại. Đại học FPT giành ngôi Vô địch Siêu CUP OLP’10, Đại học KHTN ĐHQG TP HCM vô địch Việt Nam, ngôi Vô địch ACM/ICPC Hà Nội 2010 thuộc về Đại học Zheijiang - Trung Quốc

Bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT)- Cùng với cả nước, tỉnh Hoà Bình có tốc độ phát triển KT-XH khá nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện, QP-AN được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh tác động tiêu cực đến tình hình ANTT, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, trong đó có tội phạm về môi trường.

Xử lý những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng

(HBĐT)- Theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2007/BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm: Công ty CP Xi măng Vinaconex Lương Sơn; Công ty CP Xi măng Sông Đà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bãi rác thải thành phố Hòa Bình, Công ty CP Bột giấy Hòa Bình; Công ty CP Mía đường Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục