Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện protein melanopsin không những có thể giúp duy trì sự đồng bộ của đồng hồ sinh học trong cơ thể người với thế giới bên ngoài, mà còn có thể cảm nhận ánh sáng bên ngoài.
Theo các nhà khoa học, protein melanopsin có thể chuyển tải thông tin về mức độ ánh sáng bên ngoài tới khu vực cố định của đại não thông qua tế bào hạch ở võng mạc.
Bằng việc phát hiện protein melanopsin, các nhà khoa học hy vọng có thể sử dụng liệu pháp gen để tổ hợp protein melanopsin, qua đó tiến hành điều trị cho bệnh nhân mù.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho biết, nếu làm cho protein melanopsin có thể phát huy vai trò trong nhiều tế bào, giới khoa học có thể tìm được phương pháp mới giúp người mù cảm nhận được sự an toàn của môi trường xung quanh./.
Theo TTXVN
Giai đoạn 2006 - 2010, Viện Thú y nghiên cứu, triển khai được một số đề tài khoa học cấp bộ, điển hình là đề tài "Nghiên cứu xác định sự lưu hành của vi-rút lở mồm long móng (LMLM) ở Việt Nam".
Các nhà khoa học Italy cho biết họ vừa xác định được những vùng não có thể giúp con người ghi nhớ các giấc mơ sinh động.
Vẫn đang ở quá trình thử nghiệm và phát triển, Firefox 4.0 ẩn chứa nhiều điều bí mật thú vị. Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây
Vụ Bảo tồn Thiên nhiên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), hôm nay, 8-12 đã ra mắt dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam”.
Bầu trời đêm tháng 12 sẽ đón chào cơn mưa sao băng rực rỡ nhất 2010, cùng hiện tượng nguyệt thực duy nhất cả năm, hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn cả màn bắn pháo hoa nhân dịp năm mới
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới nên cấm sử dụng loại bóng đèn sợi đốt truyền thống nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp hiện thời.