Màng phủ nông nghiệp
Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công vật liệu polyme phân hủy sinh học không gây ô nhiễm môi trường
Công trình đã được đăng ký cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Sản phẩm này đã được đưa vào ứng dụng tại nông trường Thanh Hà (huyện Kim Ba, Hòa Bình), nông trường Chè Sông Cầu (Thái Nguyên), nông trường Bông (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận).
Công trình có ý nghĩa xã hội rất lớn, giảm ô nhiễm môi trường canh tác, môi trường sống, kích thích sinh trưởng của cây, giữ độ ẩm cho đất, tăng hàm lượng hữu cơ, đạm, lân-kali trong đất, tăng độ xốp của đất, các doanh nghiệp gia công chế biến màng phủ có thêm nhiều việc làm và lao động nông nghiệp.
Điểm mới của sản phẩm này là hoàn toàn thay thế được các sản phẩm chế từ nhựa nhiệt dẻo thông dụng, sau khi sử dụng sản phẩm tự phân hủy thành dạng bột, không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi sản phẩm bao bì túi đựng thông thường không tự phân hủy được nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Đồng thời công trình đã tạo ra một dãy sản phẩm trên cơ sở nhựa nhiệt dẻo và các polyme tự nhiên dễ phân hủy sinh học có tính chất cơ lý đạt yêu cầu. Đây là loại sản phẩm mới lần đầu tiên có ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra thị trường sản phẩm ở ba dạng. Đó là màng phủ nông nghiệp có thể sản xuất quy mô công nghiệp có tác dụng giữ ẩm, diệt cỏ dại, giữ nhiệt cho đất, chống rửa trôi, chống xói mòn cho cây trồng; bao bì bọc bầu ươm cây phục vụ nhu cầu sản xuất cây giống; túi bọc bầu ươm cây giống không phân hủy hiện nay thay thế cho hầu hết các loại cây giống và các loại giống cây rừng.
Bên cạnh đó còn có bao bì túi, đựng hàng hóa cũng đang là chủng loại sản phẩm thông dụng có nhu cầu sử dụng rất lớn.
Phó giáo sư-tiến sỹ Mai Ngọc Chúc, Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp cho biết công trình này đã chế tạo ra vật liệu polyme phân hủy sinh học trên cơ sở polyme giữa nhựa polyetylen tỷ trọng thấp với tinh bột có sự tham gia của chất trợ tương hợp, chất quang hóa và phụ gia oxy hóa.
Ngoài ra sản phẩm còn sử dụng tinh bột sắn - một nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền ở trong nước, để tham gia vào cấu thành vật liệu tổ hợp với sự có mặt của hệ thống các chất trợ phân hủy… Đặc biệt, việc sử dụng tinh bột sắn góp phần giảm giá thành sản phẩm khi tổ chức sản xuất.
Công trình có thể ứng dụng đại trà, trên quy mô công nghiệp. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tự phân hủy được chuyển giao cho tất cả các xí nghiệp, công ty gia dụng chế biến nhựa trong cả nước vì không phải thay đổi nhiều về thiết bị, công nghệ./.
Theo TTXVN
Là một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng do bão, những năm qua thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến công tác trồng rừng ngập mặn để giảm thiểu những tác hại do thiên tai gây ra. Việc trồng rừng ngập mặn ở Hải Phòng không chỉ góp phần tích cực phòng ngừa thảm họa mà còn có tác dụng trong việc cải thiện môi trường sinh thái và xóa đói giảm nghèo.
Trình duyệt web Firefox và Google Chrome sắp được bổ sung công cụ “Do Not Track” giúp người dùng ngăn chặn các nhà quảng cáo thu thập thông tin riêng tư về họ.
Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Berkeley và Học viện công nghệ California (Caltech, Mỹ) đã thành công trong nghiên cứu chế tạo một loại thủy tinh kim loại với độ cứng và dẻo đến khó tin ngay cả khi bị nén.
(HBĐT) - Đã từ rất lâu, cứ vào mùa khô hàng năm, người dân xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, sự khan hiếm nước tại đây đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân.
(HBĐT) - Chỉ tay về phía những cánh rừng xanh mướt trước mặt, ông Bùi Văn Bây, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Hưng, huyện Lạc Thủy phấn khởi: Trước đây, những cánh rừng đó chỉ là lau lách xác xơ và tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất khó kiểm soát. Nhưng bây giờ, những cánh rừng đó đã mang lại no ấm với một cuộc sống mới đầy khởi sắc cho vùng đất ở Lạc Hưng này.
Năm 2010, trung bình một ngày đã có hơn 160 nghìn máy tính bị nhiễm virus, con số báo động về tình hình virus máy tính tại Việt Nam.