Thành phố Hà Nội hôm qua quyết định thành lập hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm gồm 13 thành viên, trong đó bác sĩ thú y Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, làm chủ tịch.
Các bao tải cát được vận chuyển ra quanh quanh chân Tháp Rùa. Ảnh: Hương Thu. |
Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đưa cụ rùa về chân Tháp Rùa và bể lưu giữ để chữa trị; trực tiếp thực hiện các công việc khám, lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán, chữa trị những thương tổn của cụ rùa; đảm bảo các điều kiện về an toàn, môi trường và chăm sóc sức khỏe cụ rùa trong quá trình chữa trị.
Trong trường hợp cần thiết, hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm sẽ mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để tham gia khám, chữa trị, chăm sóc cho cụ rùa.
Trước đó, sau phiên họp ngày 25/2, giới chức Hà Nội có quyết định để giám đốc Sở y tế Lê Anh Tuấn là chủ tịch hội đồng chữa trị Rùa Hồ Gươm. Giải thích về vấn đề này, tiến sĩ Tuấn cho biết, ngành y tế chỉ có thể xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người chứ không chữa bệnh cho động vật. Việc chữa trị cho cụ Rùa nên để cho các bác sỹ thú y là đúng chuyên môn nhất.
“Nhưng Sở y tế Hà Nội, cụ thể bệnh viện da liễu Hà Nội sẽ có nhiệm vụ để phối hợp với bên thú y chẩn đoán, xem xét cách thức chữa các bệnh ngoài da cho cụ trong trường hợp cần thiết”, ông Tuấn nói.
Công việc tiến hành cứu chữa cụ được tiến hành từ ngày 27/2. Nước sạch được bơm vào lòng hồ Gươm, hàng trăm khối bê tông và tảng đá được vớt lên từ hồ, những túi cát được mang ra chân tháp Rùa.
Lộ trình cứu cụ Rùa gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn một, gồm cải thiện môi trường Hồ Gươm, chế tạo dụng cụ bẫy rùa và bể nổi giữ rùa. Việc cải thiện môi trường Hồ Gươm gồm hai đầu việc chính là thu dọn vật cứng và bổ cập nước. Thu dọn vật cứng dự kiến kéo dài ba ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 26-2). Bổ cập nước kéo dài 20 ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ 23-2 và kết thúc vào giữa tháng ba). Có hai lựa chọn chế tạo bể nổi giữ rùa. Nếu dùng bể bơi sẵn có kiểu như bể thông minh, toàn bộ công việc giai đoạn một (không kể hoạt động cải thiện môi trường Hồ Gươm) dự kiến kéo dài 10 ngày. Còn nếu dùng bể nhân tạo tại hồ, diện tích 250 m2, tổng thời gian giai đoạn một có thể lên đến 30 ngày, do phát sinh các việc mới như chế tạo, vận chuyển, hạ thủy xuống hồ, v.v... Giai đoạn hai, tổ chức bắt và đưa lên chữa trị. Thời gian bắt liên quan đến loại lưới và cách bắt. Nếu dùng lưới vét, giai đoạn này dự kiến kéo dài 5 ngày. Nếu dùng bẫy thụ động, tức chờ rùa bò vào, giai đoạn này có thể kéo dài 15 ngày. Giai đoạn ba, chữa trị và đánh giá kết quả. Quá trình chữa trị gồm có chữa sơ bộ, lấy mẫu, phân tích bệnh, hội chẩn, phác đồ điều trị triệt để. Toàn bộ giai đoạn ba dự kiến kéo dài khoảng 90 ngày. (Theo Sở khoa học và công nghệ Hà Nội) |
Theo VnExpress
4 con tê giác thuộc loài quý hiếm nhất thế giới đã được phát hiện tại công viên quốc gia của Indonesia, một nhóm môi trường hôm qua 28/2 công bố.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao hiệu quả công việc trên cơ sở hiện đại hoá và tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng, từ năm 2006- 2010, tỉnh ta đã xây dựng được 19 mạng LAN kết nối vào mạng diện rộng.
Chương trình "Du lịch về nguồn năm 2011" của 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lào Cai gồm 9 hoạt động chính và 15 hoạt động phụ trợ diễn ra từ nay đến hết năm, tiêu biểu như lễ hội trên mây ở Sa Pa, lễ hội đền Hùng, hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà, giải khám phá chinh phục Fansipan…
Ba ngày qua, những thiết bị bẫy rùa tai đỏ đã được thử nghiệm tại hồ Văn Quán (Hà Đông) - trước khi áp dụng ở hồ Gươm. Nhiều rùa tai đỏ 'mon men' lên phơi nắng, nhưng không bị sập bẫy.
Theo hãng Verizon Wireless, người dùng muốn nâng cấp Motorola Xoom lên mạng 4G thì sẽ phải gửi chiếc máy tính bảng của mình trở về nhà sản xuất và chờ trong khoảng...1 tuần.
Hãng bảo mật McAfee vừa đưa ra báo cáo tình trạng bảo mật trong năm 2010, cho thấy công nghệ di động đang là mục tiêu hướng đến của hacker.