Iran vừa phóng thử phiên bản mới nhất của tên lửa Kavoshgar-4 (Explorer-4) có khả năng đưa các vệ tinh thám không và sinh vật lên vũ trụ.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Hãng thông tấn IRNA ngày 17/3 dẫn nguồn tin Văn phòng Tổng thống Iran cho biết hai ngày trước đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ Iran (ISA) đã phóng thử thành công tên lửa Kavoshgar-4 mang theo một khoang được thiết kế chứa các sinh vật. Đây được coi là bước thử nghiệm chuẩn bị cho những lần phóng mang theo các chú khỉ trong tương lai nhằm hướng tới sứ mệnh cuối cùng là đưa con người lên vũ trụ vào năm 2020.

Theo IRNA, lần phóng này nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của động cơ, bệ phóng, khoang chứa sinh vật và các hệ thống điện, trong đó có "việc truyền dữ liệu và hình ảnh từ quỹ đạo 120km."

Đây là công bố mới nhất trong một loạt thành tựu mà Iran tin rằng chứng tỏ sự tiến bộ của nước này trong các lĩnh vực phòng thủ và dân dụng bất chấp những cảnh báo của Mỹ và lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ.

Trước đó, tháng 2/2010, Iran đã thử nghiệm tên lửa thế hệ
Kavoshgar-3, đồng thời tuyên bố thành công trong việc đưa chuột, rùa và giun vào vũ trụ.

Nhiều nước phương Tây lo ngại Iran đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử và phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Iran đã bác bỏ những cáo buộc này, nhấn mạnh rằng các chương trình nghiên cứu vũ trụ và hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình như sản xuất điện, phát triển viễn thông và cảnh báo sớm thiên tai./.

                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dùng điện thắp sáng từ công trình khí sinh học

Firefox 4.0 sẽ chính thức trình làng vào ngày 22/3

Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch và không gặp phải một lỗi nghiêm trọng nào khác, Firefox 4.0 sẽ chính thức trình làng vào ngày 22/3 tới đây.

Khu bảo tồn Kim Hỷ lại có nguy cơ bị xâm hại

Sau nhiều đợt cao điểm tỉnh Bắc Cạn tổ chức lực lượng liên ngành truy quét “vàng tặc”, “lâm tặc”, khi lực lượng liên ngành rút đi, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lại đứng trước nguy cơ bị xâm hại.

Tế bào gốc chống “kẻ trộm thị giác”

Theo Top News, bằng cách sử dụng động vật để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia y khoa đã ghép các mô tế bào gốc từ tủy xương vào những dây thần kinh bị tổn thương ở mắt. Khi những tế bào khỏe mạnh được thay thế thì mắt bắt đầu lành, từ đó cho thấy kỹ thuật này có thể sử dụng để chữa mù lòa.

Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận: Đã tính toán độ an toàn cao nhất

Những ngày qua, thảm họa do động đất (ĐĐ), sóng thần xảy ra ở Nhật Bản đã dẫn tới mối quan ngại có tính chất toàn cầu là những vụ nổ tại các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) có gây nhiễm xạ trên diện rộng hay không? Với Việt Nam, sự kiện này dẫn đến câu hỏi: thời điểm khởi công xây nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận không còn xa, vậy những yếu tố bảo đảm an toàn cho nhà máy này đã được tính đến hay chưa?

Hoàn thành lưới mới bắt rùa Hồ Gươm

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, người được giao phụ trách đội bắt rùa Hồ Gươm cho biết, tấm lưới mới để bắt rùa vừa được hoàn thành, chuẩn bị cho đợt bắt lần hai đưa rùa Hồ Gươm về chữa trị vết thương tại khu vực chân Tháp Rùa.

Sẽ có màn hình điện tử làm từ tơ nhện

Những thiết bị đọc sách điện tử và màn hình LED trong tương lai có thể được làm bằng tơ, nhờ phát kiến có tính đột phá của các nhà nghiên cứu Đài Loan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục