Trong lịch sử hơn 50 năm qua chưa bao giờ người dân các tỉnh miền Trung Trung Quốc lại phải hứng chịu đợt khô hạn nặng nề như hiện nay.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi từ tháng Giêng đến tháng Tư năm nay lượng nước mưa tại lưu vực sông Dương Tử - con sông dài nhất và có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất đối với Trung Quốc đã giảm hơn 40% so với mức trung bình trong 50 năm qua.
Hạn hán hoành hành kéo dài khiến lượng nước trong các hồ chứa của khu vực này giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp đồng thời đe dọa nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong mùa hè này.
Đánh giá của cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc cho thấy, hạn hán không chỉ hoành hành ở miền Trung mà đã mở rộng đến các tỉnh miền Bắc, miền Nam - những khu vực trước đây thường bị mưa lũ. Trong đó bốn tỉnh Quảng Ðông, Giang Tây, An Huy và Sơn Ðông bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính quyền tỉnh Giang Tây cho biết, hơn 230 nghìn người, trong đó chủ yếu là cư dân vùng nông thôn phía Bắc tỉnh này đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Tình hình tại Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây và tỉnh Vân Nam ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc cũng không khá hơn bao nhiêu thời tiết khô hạn kéo dài từ tháng 8 năm ngoái đến nay khiến khoảng 3,3 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Tại một số khu vực miền núi ở Quảng Tây, chính quyền địa phương phải dùng xe chở nước cho dân. Thậm chí một số người phải đi xa tới ba cây số để lấy nước hoặc mua nước từ những thị trấn lân cận. Tại một số làng bản ở tỉnh Vân Nam, người dân chỉ còn biết trông chờ vào nguồn nước sinh hoạt do chính quyền chở tới.
Sản lượng lúa mì của Trung Quốc đang bị đe dọa khi tổng diện tích đất canh tác bị hạn hán nghiêm trọng trong cả nước đã lên đến 40 triệu hécta, chủ yếu tại các tỉnh Hồ Bắc, Cam Túc, Giang Tây và Hồ Nam. Nếu tình hình không được cải thiện, đây không những là tin xấu với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới giá lương thực thế giới. Bởi sản lượng sụt giảm sẽ buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thêm ngũ cốc, làm cho giá cả trên thị trường thế giới gia tăng và khiến cho tình trạng giá lương thực leo thang ở nhiều nơi trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chỉ làm đảo lộn cuộc sống của người dân, đe dọa đến an ninh lương lực, hạn hán còn gây ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng trên 10 mạng lưới điện cấp tỉnh, trong đó có thành phố Thượng Hải và vùng Trùng Khánh đông dân cư ở Tây Nam của nước này. Ngay cả mực nước tại đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới, cũng đã giảm xuống dưới mức cần thiết để phát điện. Theo tính toán của cơ quan phân phối điện lực quốc gia Trung Quốc, nước này có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu tới 30GW điện trong mùa hè này, mức cao nhất kể từ năm 2004. Tình hình càng trở nên khó khăn đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, do giá nhiên liệu trên toàn cầu đang leo thang từng ngày cũng như tỷ lệ lạm phát không ngừng gia tăng của nước này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn hán, sa mạc hóa tại Trung Quốc hiện nay, song các chuyên gia khí tượng thủy văn khẳng định, biến đổi khí hậu cùng với tình trạng ô nhiễm do đô thị hóa, công nghiệp hóa và nạn phá rừng… chính là những thủ phạm của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này. Cùng với những nguyên nhân đó, người dân địa phương cho rằng, từ khi xây đập thủy điện Tam Hiệp, tình trạng thiếu nước mỗi năm càng nghiêm trọng hơn tại các vùng hạ lưu.
Giữa lúc nạn hạn hán đang hoành hành gay gắt, tia hy vọng đã lóe lên khi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cuối tuần qua cho biết hiện tượng thời tiết La Nina gây mưa lớn, bão lụt và hạn hán ở nhiều khu vực trên thế giới sắp kết thúc. Hy vọng rằng tình trạng hạn hán tại Trung Quốc sẽ sớm được cải thiện.
Theo HaNoiMoi
(HBĐT) - Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg về việc xóa bỏ lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trước ngày 31/12/2010, nhưng đến nay, người dân xóm Bày và Hồng Dương, xã Quy Hậu (Tân Lạc) vẫn ngày đêm phải hít thở bầu không khí sặc sụa mùi khói lò khét lẹt.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn một số huyện xuất hiện châu chấu đàn trên cây luồng, lành hanh, đặc biệt tại các ổ dịch cũ từ năm trước. Để tránh châu chấu phát triển thành dịch trên diện rộng, Chi cục BVTV đã triển khai các biện pháp phòng trừ cụ thể đến các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (25 – 26/5), đoàn kiểm tra liên ngành Chi cục tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, Chi cục QLTT, thanh tra Sở KH – CN phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Kim Bôi và Lạc Sơn tiến hành kiểm tra về chất lượng, đo lường khí dầu mỏ hóa lỏng (chủ yếu mặt hàng gas).
Một hợp chất sắt sẽ trở thành chất siêu dẫn sau khi ngấm dung dịch có cồn như bia, rượu vang hoặc rượu sake... Đây là phát hiện bất ngờ tại một bữa tiệc rượu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Vật chất Quốc gia ở Tokyo (Nhật Bản).
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sinh vật cổ địa chất Nam Kinh, Viện khoa học Trung Quốc, cho biết Trái Đất có thể đã bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng các loài sinh vật lần thứ sáu
(HBĐT) - Trước mùa mưa lũ năm nay, UBND huyện Yên Thủy đã có phương án triển khai phòng - chống lụt bão đối với các công trình trọng điểm trên địa bàn. Hiện nay, các phòng chức năng cùng huyện tích vào cuộc, lên các phương án xử lý nhằm chủ động kịp thời với các tình huống xấu có thể xảy ra.