Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (Thừa Thiên-Huế) đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng xây dựng mô hình trồng nấm linh chi và mộc nhĩ theo công nghệ sạch tại các cơ sở ở thị xã Hương Thủy.

Quy trình sản xuất do Viện Di truyền Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyển giao.

Hệ thống nhà xưởng khép kín được tập trung liên hoàn trên diện tích 5.000m2. Mỗi tháng, công ty sản xuất được hơn 50.000 bịch, cho sản lượng khoảng gần 2 tấn.

Viện Di truyền Nông nghiệp thu mua một phần sản lượng nấm linh chi được sản xuất ra với giá từ 450.000 đến 550.000 đồng/kg. Sản lượng còn lại, công ty xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Từ hiệu quả nêu trên, Công ty đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các cơ sở mới nhằm tận dụng các phế liệu như mùn cưa, thân lõi ngô, rơm rạ để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho từ 300 đến 400 lao động.

Nghề trồng nấm nói chung và sản xuất nấm linh chi nói riêng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân ở Thừa Thiên-Huế. Điển hình như hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang cũng đã sản xuất thành công nấm linh chi từ mùn cưa theo phương pháp thủ công truyền thống. Mỗi năm, hợp tác xã Phú Lương sản xuất và tiêu thụ từ 3-5 tạ nấm linh chi khô. Nấm linh chi ở Phú Lương đã được đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, ở Thừa Thiên-Huế có tới 71 loài nấm dược liệu, trong đó có 39 loài thuộc họ nấm linh chi và có 7 loài mới được công bố, bổ sung cho hệ nấm Việt Nam. Thừa Thiên-Huế đã xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống 7 loài nấm dược liệu thuộc họ nấm linh chi; thuần hóa và tuyển chọn được 17 chủng giống của 9 loài nấm linh chi có năng suất cao và ổn định, có thể ứng dụng trong sản xuất nấm dược liệu ở Việt Nam.

Hiện, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tiến hành nuôi trồng, sản xuất 9 loài nấm linh chi sau khi đã xác định được năng suất, mùa vụ./.

 

                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lớp tập huấn đợt này thu hút 23 học viên đến từ 3 huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn và Tân Lạc.
Nhà khoa học Saul Perlmutter - Ảnh: AFP

Chỉ số cạnh tranh CNTT Việt Nam thăng hạng

Từ vị trí 56 trong năm 2009, chỉ số cạnh tranh CNTT của Việt Nam sau hai năm đã tăng thêm 3 bậc đứng ở vị trí 53, tăng 2.1 điểm.

Nobel Hoá học 2011: Ngợi ca nghiên cứu tinh thể học

Chiều 5.10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Hoá học 2011 cho nhà hoá học người Israel Daniel Shechtman (ảnh) với phát hiện giả tinh thể.

Công bố quy hoạch chi tiết Dự án khu nhà ở và dịch vụ sinh thái Vilas

(HBĐT) - Ngày 4/10, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án khu nhà ở và dịch vụ sinh thái Vilas tại thị trấn Lương Sơn và xã Tân Vinh.

Vì sao 5 hộ dân vùng nguy cơ thiên tai cao ở tổ 20, phường Đồng Tiến không di chuyển đến nơi an toàn?

(HBĐT) - Thường trực nguy cơ xảy ra sụt lún đất trong mùa mưa bão, 5 hộ dân ở tổ 20, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) vẫn khăng khăng xin ở lại vùng đất địa chất bất ổn, bên ngòi cầu Đen, tiếp giáp với sông Đà, lấy lý do “cách gì để mưu sinh nếu chuyển đến nơi ở mới?”.

Nobel Vật lý 2011 cho nghiên cứu đột phá về tốc độ giãn nở vũ trụ

Hai nhà khoa học Mỹ Saul Perlmutter và Adam Riess cùng với nhà khoa học Brian Schmidt mang hai quốc tịch Mỹ - Úc đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2011 nhờ những nghiên cứu của họ về siêu tân tinh, theo công bố của Hội đồng Nobel vào chiều 4.10.

Nga lý giải hiện tượng lỗ hổng tầng ozone ở Bắc Cực

Ngày 4/10, ông Alexander Makshtas - nhà khoa học Nga phụ trách Trạm thí nghiệm Bắc Cực và Nam Cực thuộc Cơ quan khí tượng-thủy văn Liên bang Nga đã khẳng định, lượng ozone ở Bắc Cực không giảm đột ngột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục