Giàn khoan tự nâng 90m nước lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam.

Giàn khoan tự nâng 90m nước lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam.

Nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như các thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình thủy điện lớn, các máy công cụ điều khiển số CNC… đã đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta thời gian qua.

 

Tuy nhiên, theo TS. Trần Việt Hùng - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành cơ khí chế tạo cần tiếp tục được hiện đại hóa. KH&CN sẽ là động lực đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của quá trình hiện đại hóa ngành cơ khí chế tạo Việt Nam.

Tín hiệu lạc quan

TS. Trần Việt Hùng cho biết, năm 2000, Việt Nam có hơn 1.720 doanh nghiệp cơ khí với tổng doanh thu thuần 4.066 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng lên 7.225 doanh nghiệp với tổng doanh thu thuần lên đến gần 400.000 tỷ đồng.

TS. Trần Việt Hùng cho rằng, yếu tố KH&CN đã có tác động tích cực đến sự phát triển nhanh chóng ấy. Chúng ta không những làm chủ được công nghệ và quy trình sản xuất nhiều sản phẩm cơ khí đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Trình độ công nghệ chế tạo các thiết bị lớn, tĩnh đã có những bước tiến vượt bậc đứng vào hàng tiên tiến trong khu vực. Những tiến bộ lớn nhất nằm ở công nghệ tự động hoá, công nghệ đúc, công nghệ hàn.

Từ năm 1992, thông qua thực hiện Dự án Chế tạo khuôn mẫu do UNIDO tài trợ, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) đã tiếp nhận và sau này làm chủ được công nghệ sử dụng máy tính trợ giúp cho thiết kế và lập trình công nghệ chế tạo (công nghệ CAD/CAM). Trong quá trình thực hiện dự án, IMI đã hợp tác với hãng Autodesk (Mỹ) để thành lập Trung tâm đào tạo CAD/CAM và mở những lớp đào tạo đầu tiên để hướng dẫn các kỹ sư sử dụng phần mềm Autocad trong thiết kế. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nghiên cứu thiết kế đã sử dụng các phần mềm chuyên dụng khác nhau trong quá trình tính toán thiết kế của mình.

Chúng ta cũng đã nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ điều khiển số máy tính hóa (CNC). Từ năm 1993, trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Viện IMI đã thành lập Tổ nghiên cứu CNC hoá máy phay, doa của Viện và năm 1995, kết hợp với hãng SIMEN (Đức) thực hiện việc nghiên cứu thiết kế chế tạo máy tiện T20 CNC. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong việc chế tạo các máy công cụ ở Việt Nam. Từ đó đến nay, Viện IMI, Công ty Cơ khí Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiếp tục hướng nghiên cứu này. Công ty BKMech cũng đang thực hiện Dự án sản xuất các máy phay CNC với nhiều kết quả khả quan. Hiện nay, công nghệ này được sử dụng phổ biến, là một phương án đầu tư rẻ nhất để nâng cấp trình độ công nghệ ở các nhà máy cơ khí.

Ngành cơ khí chế tạo cũng đã làm chủ việc thiết kế, chế tạo các thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ thi công xây dựng nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, tiêu biểu gần đây là công trình thuỷ điện Sơn La (công trình phát điện sớm 2 năm so với tiến độ ban đầu, làm lợi cho đất nước khoảng 2 triệu USD). Trong đó phải kể đến sản phẩm cầu trục gian máy 1200T/200T/20T được dùng để nâng, hạ Roto tua bin có trọng lượng 1.200 tấn do các kỹ sư của Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

Một thành công gần đây nữa là sản phẩm giàn khoan tự nâng 90m nước, giàn khoan hiện đại và lớn nhất Việt Nam, với khả năng tự nâng 90m nước, trọng lượng lên tới gần 12 ngàn tấn, có thể chịu đựng được sức gió tương đương bão cấp 12, trên cấp 12 và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Công trình này là kết quả của dự án KH&CN do Bộ KH&CN phê duyệt với kinh phí hơn 112 tỷ đồng. Đây là dự án KH&CN lớn nhất trong những dự án Bộ KH&CN hỗ trợ cho các đơn vị trong nước từ trước đến nay nhằm góp phần từng bước làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan dầu khí.

Nâng cao trình độ công nghệ

Để ngành cơ khí chế tạo có những đột phá trong thời gian tới, TS. Trần Việt Hùng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược phát triển KH&CN cơ khí chế tạo giai đoạn 2011-2020. Cụ thể, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, kiến thức hiện đại cho ngành cơ khí chế tạo. Nhà nước nên có những ưu đãi, khuyến khích sinh viên, nghiên cứu sinh, công nhân kỹ thuật đi học nước ngoài một cách đồng bộ đối với những ngành công nghiệp mới cần phát triển. Đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phần kinh phí đào tạo đối với các Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới. Tăng cường tiềm lực R&D cho các doanh nghiệp cơ khí.

Việc đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư sản xuất và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy thực sự cần thiết. Cần tạo điều kiện cho các hội KH&CN ngành nghề có kinh phí để thẩm định thông tin, giúp đỡ, hoàn thiện các sáng kiến, sáng chế của nông dân, công nhân; khuyến khích các doanh nghiệp chủ trì các dự án sản xuất thử nghiệm; đẩy nhanh quá trình “tích tụ vốn” đối với các doanh nghiệp cơ khí chế tạo; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ sở sản xuất, đào tạo và nghiên cứu.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia với cơ chế mới. Phải xác định các sản phẩm cơ khí trọng điểm cụ thể với các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật và chiến lược rõ ràng. Ví dụ, chọn ôtô là sản phẩm cơ khí trọng điểm sẽ phải xác định được cụ thể các yếu tố: loại ôtô, công nghệ phù hợp, tính năng kỹ thuật, giá thành, mức độ cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập ngoại… Cũng nên ấn định thời gian cụ thể cho các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã chọn phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra.

Sau đó, Nhà nước có thể lựa chọn một nhóm doanh nghiệp cơ khí cùng thực hiện thông qua đấu thầu dự án hoặc chỉ định thực hiện. Muốn vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm với các đề án nghiên cứu KH&CN và các hoạt động phát triển thị trường cho sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Trong chuyến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Hà Nội mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhấn mạnh các doanh nghiệp cơ khí cần chú trọng đến chiến lược phát triển lâu dài. Để hiện đại hóa doanh nghiệp, điều quan trọng đầu tiên là cần xác định sản phẩm đúng nhu cầu thị trường để định hướng, lựa chọn công nghệ phù hợp, tiến tới nội địa hóa công nghệ. Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần giảm nhu cầu vốn bằng cách tăng cường sử dụng công nghệ và nhân lực công nghệ cao. Đây là con đường lâu dài các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cơ khí nói riêng cần hướng đến.

 

                                                                   Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mô hình của vệ tinh mini do Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT đang phát triển
Không có hình ảnh

Cần sự bứt phá mạnh mẽ hơn trong cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng SXHH tập trung. Tuy nhiên, nỗ lực đưa máy móc vào phục vụ SX lại mới chỉ đạt những kết quả khiêm tốn. Điều này đồng nghĩa với việc cần có sự bứt phá mạnh mẽ hơn để tạo đà cần thiết cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh.

Thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng về sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng

(HBĐT) - Vừa qua, đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh phân bón và thức ăn chăn nuôi tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện một số sản phẩm phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng đang được lưu thông trên địa bàn. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các cơ sở sản xuất, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh) đã có thông báo số 68/QLCL-QLCL hướng dẫn Phòng NN&PTNT các huyện và phòng Kinh tế TPHB xử lý phân bón và thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.

Khảo nghiệm thành công giống lúa thuần ĐTL2 tại xã Phong Phú

(HBĐT) - Ngày 21/10, Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình đã phối hợp với UBND xã Phong Phú (Tân Lạc) tổ chức hội thảo mô hình sản xuất giống lúa thuần ĐTL2 vụ mùa 2011 nhằm đánh giá kết quả xây dựng mô hình, tiến tới được công nhận và đưa vào sản xuất thử.

EU phóng thành công hai vệ tinh định vị đầu tiên

Sau một ngày tạm hoãn vì lý do kỹ thuật, ngày 21/10, tại Kourou, Guiana thuộc Pháp, Liên minh châu Âu (EU) đã phóng thành công hai vệ tinh định vị đầu tiên châu Âu bằng tên lửa đẩy Liên hợp (Soyouz) của Nga.

Háo hức trên đường đua xanh

45 đội thi đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước sẽ bước vào tranh tài trong cuộc thi “Thiết kế xe chạy bằng năng lượng mặt trời” do Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (Sở Khoa học Công nghệ TPHCM) tổ chức tại Khu Công nghệ cao (quận 9) vào sáng 24-10. Những tay lái nghiệp dư đang háo hức từng ngày, chờ “đứa con cưng” của mình lăn bánh trên đường đua xanh.

Hợp Thịnh tập trung xây dựng NTM

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 26 Hội nghị BCHT.ư Đảng lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã đề ra chủ trương phát triển KT-XH, xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục