Ngay sau khi  nhận bàn giao mặt bằng, nhà thầu xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tập trung lực lượng, phương tiện đẩy nhanh  tiến độ thi công.

Ngay sau khi nhận bàn giao mặt bằng, nhà thầu xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tập trung lực lượng, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công.

(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình khởi công xây dựng ngày 3/10/2010 qua địa bàn tỉnh ta dài 20,26 km, riêng đoạn qua huyện Kỳ Sơn dài 16,65 km thuộc các xã yên Quang, phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ và thị trấn Kỳ Sơn. Còn công tác GPMB của dự án liên quan đến nhiều khu dân cư, nghĩa địa và rải rác một số điểm mỏ mả chôn cất dọc tuyến với gần 600 hộ buộc phải di dời và 169 ha đất phải thu hồi gồm 49 ha đất ở, 120 ha đất nông nghiệp. Theo đó, để phục vụ việc triển khai thực hiện dự án sẽ phải xây dựng 10 khu tái định cư và xây mới 4 nghĩa địa.

 

 

Tính đến thời điểm này, huyện Kỳ Sơn đã GPMB đoạn từ km  13 + 050 đến km 22 + 500 qua địa phận các xã Yên Quang, Phúc Tiến. Hơn 400 hộ bị ảnh hưởng đã nhận tiền hỗ trợ đền bù. Hiện tại, Hội đồng GPMB huyện đang tiếp tục tập trung thực hiện trình tự công tác kiểm đếm nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB tại xã Mông Hóa, Dân Hạ và thị trấn Kỳ Sơn. Tuy nhiên, trong thực tế, việc quy hoạch, xây dựng nghĩa địa liên quan đến công tác GPMB dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình còn có những tồn tại, bất cập tác động không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng của các hộ bị ảnh hưởng nói riêng và dân cư trên địa bàn nói chung. Thực trạng đó cũng là nguyên nhân khiến cấp ủy, chính quyền các xã nơi có tuyến đường đi qua gặp không ít khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện công tác đền bù GPMB mà xã Yên Quang - điểm đầu khởi công thực hiện dự án là một điển hình.

 

Theo UBND xã Yên Quang, tuyến đường cao tốc đi qua địa bàn 6 xóm gồm: Trung Mường 1, Trung Mường 2, Rợn, Mùn 5, Mùn 6, Chằm Cun với khoảng 122 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó có trên 600 ngôi mội phải di chuyển thuộc nghĩa địa 4 xóm Trung Mường 1, Trung Mường 2 và xóm Mùn 5, Mùn 6. Ngày 8/10, sau khu dự án được khởi công một năm, nghĩa địa mới của 2 xóm Trung Mường 1, Trung Mường 2 mới được khởi công xây dựng. Còn nghĩa địa của xóm Mùn 1 và Mùn 2 mới có chủ trương thu hồi đất. Di chuyển mồ mả là vấn đề nhạy cảm đối với người dân tộc Mường vì theo phong tục việc an táng cho người qua đời là “Đào sâu, chôn chặt” không cất bốc. Vì lợi ích chung, các hộ bị ảnh hưởng đã sẵn sàng di chuyển mồ mả của người thân nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc quy hoạch và tiến độ xây dựng nghĩa địa mới. Bên cạnh đó, theo phong tục và vấn đề tâm linh, việc bốc mộ cũng chỉ thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 - 12 âm lịch hàng năm. Phức tạp hơn là việc bố trí chôn cất người mới qua đời  trong khi chưa có nghĩa địa mới mà khu nghĩa địa cũ lại nằm trong quy hoạch của dự án mà phong tục của người dân tộc Mường là an táng những người thân qua đời vào cùng một khu của gia đình hoặc dòng họ, dẫn đến tâm lý càng thêm nặng nề.

 

Ông Ngô Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Yên Quang bày tỏ: Việc di chuyển mồ mả sang khu nghĩa địa mới còn chờ đợi được nhưng việc chôn cất người mới qua đời là vấn đề hết sức nan giải. Nghĩa địa cũ thì không được chôn cất vì nằm trong diện tích phải GPMB, nghĩa địa mới chưa xây dựng xong. Cực chẳng đã, UBND xã đành bố trí một khu đất ngoài quy hoạch nghĩa trang và hành lang giao thông để chôn cất khi có người qua đời. Đồng thời, tiến hành tuyên truyền, vận động và cam kết với các hộ dân sau khi đủ thời gian cất bốc sẽ bố trí diện tích đất để đưa hài cốt về khu vực nghĩa trang mới. Có thể nói, đây chỉ  là giải pháp tình thế và đã được dân cư trên địa bàn chấp nhận nhưng khu đất 100m2 để an táng người mới qua đời trong khi chờ đợi xây nghĩa trang mới hiện giờ cũng đã gần kín. UBND xã dự kiến phải tiếp tục mở rộng khu nghĩa địa “tạm” này.

 

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Yên Quang, do chưa lường hết những vấn đề phức tạp nảy sinh khi phải di chuyển mồ mả trong công tác GPMB phục vụ việc triển khai thực hiện dự án nên trước ngày dự án khởi công vài tháng đã có người mới qua đời được đưa vào an táng tại nghĩa địa cũ của xóm Trung Mường 1, Trung Mường 2. Trong thực tế, an táng ở vùng đồi núi thì tối thiểu sau 3 năm mới có thể  bốc mộ được. Vì vậy, dù nghĩa trang mới có hoàn thành trong nay mai thì mộ mới an táng ở nghĩa địa cũ cũng vẫn phải chờ đợi đủ thời gian tối thiểu mới cất bốc được và đương nhiên sẽ ảnh hướng đến tiến độ thực hiện dự án.

 

Ai cũng hiểu việc xây dựng nghĩa địa để di chuyển mồ mả và phục vụ việc an táng khi có người qua đời đòi hỏi phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước từ các khâu lập dự án, xây dựng quy hoạch, xây dựng phương án đền bù GPMB, thu hồi đất, lập thiết kế dự toán, thẩm định, thi công... Tuy nhiên, từ thực tế công tác đền bù GPMB ở Yên Quang, đại diện Hội đồng đền bù, tái định cư, GPMB từ các thôn, xóm, xã đến cấp huyện đều có chung kiến nghị: Cần ưu tiên và có cơ chế đặc thù khi công tác đền bù GPMB liên quan đến việc di chuyển mồ mả, nhất là nơi an táng cho người mới qua đời. Nếu duy trì quy trình, thủ tục như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm của người dân cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án. Thiết nghĩ, những tồn tại, bất cập về xây dựng nghĩa địa ở Yên Quang là bài học kinh nghiệm trong công tác GPMB dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình ở các xã, thị trấn còn lại của huyện Kỳ Sơn nói riêng và các dự án khác trên địa bàn tỉnh nói chung.

 

                                     Đức Phượng

Các tin khác

Nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Toàn cảnh hội nghị.
Mẫu điện thoại iPhone 4S.
Không có hình ảnh

Sử dụng phần mềm trong báo cáo tai nạn thương tích

(HBĐT) - Ngày 25/10, Trung tâm YTDP tỉnh đã mở lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm báo cáo số liệu tai nạn thương tích cho 25 học viên là cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa và trung tâm YTDP các huyện, thành phố.

Cần tiếp tục hiện đại hóa ngành cơ khí chế tạo

Nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như các thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình thủy điện lớn, các máy công cụ điều khiển số CNC… đã đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta thời gian qua.

50 triệu USD để tiếp tục mở rộng internet về nông thôn

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ TT-TT thực hiện giai đoạn hai Dự án thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng kinh phí hơn 50 triệu USD.

Thiết bị làm sạch nước nhỏ gọn

Hãng sản xuất SteriPEN - chuyên cung cấp các thiết bị làm sạch nước - vừa giới thiệu dòng sản phẩm làm sạch nước di động có tên gọi SteriPEN Freedom. Được coi là nhỏ gọn và nhẹ nhất, loại thiết bị có thể tái nạp tia cực tím để làm sạch 0,5 lít nước chỉ trong 48 giây.

Thiết thực với vệ tinh giám sát tàu thuyền trên biển

Trong những năm gần đây, vệ tinh nhỏ micro-satellite (dưới 50kg) và nano-satellite (dưới 10kg) đang trở thành nền tảng cho những ứng dụng thực tiễn do có thời gian chế tạo ngắn, chi phí thấp và càng phát huy năng lực khi sử dụng cả một chùm vệ tinh. Trước xu hướng này và nhu cầu thực tế tại nước ta, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT (FTRI) hiện đang nghiên cứu đề án chế tạo và ứng dụng vệ tinh nhỏ giám sát các tàu thuyền đi lại trên vùng biển Đông của Việt Nam, đây được đánh giá là một dự án thiết thực, nhất là trong bối cảnh khai thác tài nguyên biển sao cho hiệu quả, an toàn như hiện nay.

Nokia và “canh bạc” cuối cùng mang tên Windows Phone

Chỉ ít ngày nữa Nokia sẽ trình làng những chiếc smartphone sử dụng Windows Phone đầu tiên của mình. Đây là thành quả đầu tiên sự hợp tác với Microsoft từ hồi tháng 2 vừa qua, nhưng cũng có thể là “canh bạc” cuối cùng của Nokia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục