Tân Lạc thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ và phát triển rừng
Nhân dân xã Đông Lai (Tân Lạc) chăm sóc rừng trồng năm thứ 2.
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện Tân Lạc; rừng được bảo vệ tốt hơn, kinh tế lâm nghiệp phát triển góp phần xóa đói - giảm nghèo cho các xã khó khăn.
Sau khi phương án quản lý và bảo vệ rừng được phê duyệt, UBND huyện đã thành lập BCĐ thực hiện phương án do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực. BCĐ đã căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể đã được xây dựng để chỉ đạo các xã xây dựng và thực hiện phương án. Để đạt được các mục tiêu, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về rừng phải thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt chú trọng đối với đồng bào vùng sâu, xa, giáp ranh với tỉnh, huyện bạn. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng, kiểm lâm là lực lượng nòng cốt đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội CCB... để tuyên truyền; đồng thời tăng cường phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về gương người tốt, việc tốt, mô hình công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng dân cư, chủ rừng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR đã được nâng lên rõ rệt.
Từ khi thực hiện phương án, việc xây dựng và phát triển vốn rừng đã không ngừng nâng lên. Toàn huyện có 24.000 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng phòng hộ trên 2.500 ha, diện tích trồng mới rừng trên 1.000 ha mỗi năm. Ngoài trồng rừng tập trung, các hộ gia đình còn trồng cây ăn quả, lấy gỗ, cây nguyên liệu giấy. Các xã đã có bản đồ giao đất, giao rừng theo Nghị định 163/CP của Chính phủ để quản lý, theo dõi diễn biến rừng của các chủ rừng trong quá trình thực hiện phương án. Được Chi cục kiểm lâm hỗ trợ, Tân Lạc đã xác định được vùng trọng điểm dễ cháy, từ đó xây dựng bản đồ PCCCR cho các xã trọng điểm trong toàn huyện. Thực hiện phương án, bước đầu chính quyền các huyện, xã đã thực hiện tốt Quyết định 245/1998/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với các cấp. Hạt Kiểm lâm huyện cũng giúp các xã, thị trấn xây dựng, thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở các khu hành chính. Công tác PCCCR được UBND huyện rất coi trọng. Hiện, huyện có 215 tổ, đội quản lý BVR và PCCCR với 1.142 người tham gia. Hạt Kiểm lâm Tân Lạc đã trang bị cho các xã dao phát, giày, đèn pin để chỉ huy khi xảy ra cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm đã bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền các xã và cán bộ hợp đồng bảo vệ rừng thường xuyên kiểm tra, dự báo cấp cháy rừng, cảnh báo tình hình cháy rừng cho cơ sở và chủ rừng; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng trong mùa hanh khô. Do làm tốt công tác PCCCR nên thời gian qua không để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền các xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản và nuôi nhốt động vật có nguồn gốc từ rừng. Hàng năm đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra những tụ điểm nóng về buôn bán lâm sản, khai thác rừng trái phép nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về rừng. Thực hiện mục tiêu cụ thể của phương án cùng các giải pháp toàn diện đã nâng độ che phủ rừng của huyện từ 45% (năm 2004) lên 49,5% (năm 2010). Rừng tự nhiên hiện có được bảo vệ nguyên vẹn, rừng trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào công tác xóa đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 11/11, tại trung tâm Thương mại AP Plaza, BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng cho 80 học viên là thành viên BCĐ xây dựng NTM tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành viên BCĐ xây dựng NTM 11 huyện, thành phố trực tiếp tham gia thực hiện chương trình. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng NTM của BCĐ xây dựng NTM tỉnh trong năm 2011.
(HBĐT) - Năm học 2011-2012, huyện Kỳ Sơn có 34 trường học. Đến nay, bằng các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT, kiên cố hóa trường lớp học, huy động nhân dân đóng góp, các chương trình, dự án khác đã có 33 trường có hệ thống nước sạch và nhà tiêu phục vụ cho giáo viên, học sinh. Với kết quả đó, trên địa bàn huyện chỉ còn duy nhất trường mầm non Họa Mi chưa có công trình vệ sinh.
Hưởng ứng Năm quốc tế về lâm nghiệp 2011 và ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11, Tổng cục Lâm nghiệp và Chương trình đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp đã tổ chức diễn đàn “Lâm trường quốc doanh: Đổi mới và phát triển trong bối cảnh hội nhập”. Diễn đàn được tổ chức cùng với thời điểm diễn ra Tuần lễ Lâm nghiệp châu Á – Thái Bình Dương 2011.
Những con robot biết học hỏi từ kinh nghiệm và có thể giải quyết các vấn đề mới lạ - như con người, tưởng chừng chỉ có trong truyện viễn tưởng.
Robot làm sạch đường phố đã đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo Khoa học - công nghệ thanh, thiếu niên, nhi đồng của tỉnh Hà Tĩnh lần thứ hai, giải ba sáng tạo Khoa học – công nghệ Thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn Quốc lần thứ 7 năm (2010-2011).
(HBĐT) - Theo lời chỉ dẫn của người dân xóm Bưng, xã Thu Phong (Cao Phong) vượt qua con đường mòn quanh co, chúng tôi mới đến được khu đồi Nguyệt. Đây là điểm trồng 10 ha cây cao su của Hội Kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh.