Ông Furuhashi Goro - Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội.
NTT Docomo nhà mạng lớn nhất Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nội dung số ở thị trường di động Việt Nam. Trong khi đó, so với thị trường Nhật Bản thì mức độ canh tranh ở Việt Nam còn cao hơn.
Ông Furuhashi Goro hiện là Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV báo Lao Động tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 về vấn đề này.
Có nhận định cho rằng việc phát triển 3G, thiết bị 3G và nội dung số ở Việt Nam chưa tương đồng, ông nghĩ sao về điều này ?
Tôi nghĩ rằng 3G đang còn mới ở Việt Nam, hiện nay mới tập trung ở thị trường hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Do đó, trong thời gian tới khi các mạng 3G mạnh hơn và các dịch vụ nội dung số sẽ phát triển theo.
NTT Docomo đã đầu tư vào VMG – một công ty thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhưng người đại diện của công ty này không cung cấp thông tin cụ thể số tiền là bao nhiêu.
Ông Furuhashi Goro cho biết, ở Nhật Bản chỉ có 4 nhà khai thác dịch vụ di động trong khi ở Việt Nam có tới 7 nhà mạng, chất lượng 3G ở Việt Nam ngày được cải thiện và đây là thị trường rất tiềm năng song cạnh tranh rất cao. |
Xin ông cho biết NTT Docomo sẽ chọn mảng nào để tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam ?
Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư vào hai lĩnh vực đó là nội dung số và hạ tầng điện thoại di động. Tháng 8 vừa qua, NTT Docomo đã góp vốn vào công ty VMG - công ty con của tập đoàn VNPT với tỷ lệ góp vốn 25%. Chúng tôi sẽ phối hợp với VMG để phát triển mảng nội dung số.
Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục hợp tác với VNPT ở mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng điện thoại di động để tận dụng thế mạnh của NTT Docomo ở lĩnh vực này.
Ông có thể cho biết cụ thể NTT Docomo cùng VMG đang triển khai việc gì cho thị trường nội dung số ?
Chúng tôi dự kiến sẽ đưa vào dịch vụ nội dung ảnh động và game. Game di động tại Việt Nam đã có nhưng không đủ độ phức tạp và chưa đủ độ hấp dẫn.
Dự kiến trong thời gian bao lâu NTT Docomo sẽ thu lời từ việc đầu tư này thưa ông ?
Khó có thể nói chính xác trong tương lai thời điểm nào sẽ hoàn vốn và sinh lời. Tuy nhiên, hoạt động mà NTT Docomo tham gia cùng VMG thì phải mất từ 2-3 năm hy vọng mới có lãi, đó mới là kỳ vọng nhưng bản thân VMG cũng là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực nội dung số.
Ông có thể cho biết ở việc khai thác nội dung, chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng ở Việt Nam với nhà cung cấp nội dung số có sự khác biệt với Nhật Bản như thế nào ?
Ở Nhật Bản mảng nội dung số hoàn toàn do nhà mạng phát triển và đặt hàng từ các công ty bên ngoài và trả tiền bản quyền phần mềm cho họ. Việc khai thác và sử dụng sẽ do chính nhà mạng đó quyết định. Còn với VMG, NTT Docomo chỉ đầu tư vào việc làm nội dung.
Xin cảm ơn ông!
Ông Furuhashi Goro hiện là Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV báo Lao Động tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 về vấn đề này.
Có nhận định cho rằng việc phát triển 3G, thiết bị 3G và nội dung số ở Việt Nam chưa tương đồng, ông nghĩ sao về điều này ?
Tôi nghĩ rằng 3G đang còn mới ở Việt Nam, hiện nay mới tập trung ở thị trường hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Do đó, trong thời gian tới khi các mạng 3G mạnh hơn và các dịch vụ nội dung số sẽ phát triển theo.
NTT Docomo đã đầu tư vào VMG – một công ty thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhưng người đại diện của công ty này không cung cấp thông tin cụ thể số tiền là bao nhiêu.
Ông Furuhashi Goro cho biết, ở Nhật Bản chỉ có 4 nhà khai thác dịch vụ di động trong khi ở Việt Nam có tới 7 nhà mạng, chất lượng 3G ở Việt Nam ngày được cải thiện và đây là thị trường rất tiềm năng song cạnh tranh rất cao. |
Xin ông cho biết NTT Docomo sẽ chọn mảng nào để tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam ?
Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư vào hai lĩnh vực đó là nội dung số và hạ tầng điện thoại di động. Tháng 8 vừa qua, NTT Docomo đã góp vốn vào công ty VMG - công ty con của tập đoàn VNPT với tỷ lệ góp vốn 25%. Chúng tôi sẽ phối hợp với VMG để phát triển mảng nội dung số.
Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục hợp tác với VNPT ở mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng điện thoại di động để tận dụng thế mạnh của NTT Docomo ở lĩnh vực này.
Ông có thể cho biết cụ thể NTT Docomo cùng VMG đang triển khai việc gì cho thị trường nội dung số ?
Chúng tôi dự kiến sẽ đưa vào dịch vụ nội dung ảnh động và game. Game di động tại Việt Nam đã có nhưng không đủ độ phức tạp và chưa đủ độ hấp dẫn.
Dự kiến trong thời gian bao lâu NTT Docomo sẽ thu lời từ việc đầu tư này thưa ông ?
Khó có thể nói chính xác trong tương lai thời điểm nào sẽ hoàn vốn và sinh lời. Tuy nhiên, hoạt động mà NTT Docomo tham gia cùng VMG thì phải mất từ 2-3 năm hy vọng mới có lãi, đó mới là kỳ vọng nhưng bản thân VMG cũng là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực nội dung số.
Ông có thể cho biết ở việc khai thác nội dung, chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng ở Việt Nam với nhà cung cấp nội dung số có sự khác biệt với Nhật Bản như thế nào ?
Ở Nhật Bản mảng nội dung số hoàn toàn do nhà mạng phát triển và đặt hàng từ các công ty bên ngoài và trả tiền bản quyền phần mềm cho họ. Việc khai thác và sử dụng sẽ do chính nhà mạng đó quyết định. Còn với VMG, NTT Docomo chỉ đầu tư vào việc làm nội dung.
Xin cảm ơn ông!
Theo LaoDong
(HBĐT) - Ngày 15/11, Trung tâm YTDP tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành đo yếu tố môi trường tại các 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hòa Bình gồm: cửa hàng xăng dầu Đồng Tiến, cửa hàng xăng dầu đường Trần Hưng Đạo, Thái Bình, Hữu Nghị, Tân Thịnh và Dân Chủ.
Giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương, tiết kiệm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao trình độ chuyên môn, hội nhập với quốc tế trong lĩnh vực y tế… là hàng loạt những lợi ích trước mắt và dài hạn khi các bệnh viện triển khai các dịch vụ VT, CNTT.
Phiên bản TuneUp Utilities 2012 mới nhất cung cấp cho người dùng 30 công cụ khác nhau để tối ưu hóa và duy trì pin trên máy tính xách tay (MTXT) Windows, tăng thời lượng hoạt động được lâu hơn.
Trong xu thế phát triển phần mềm như một dịch vụ (SaaS), công ty MISA vừa ra mắt phần mềm quản lý nguồn nhân lực MISA HRM.NET hoạt động trên nền điện toán đám mây, cho phép khách hàng truy cập từ bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần kết nối Internet.
Mạng xã hội và smartphone là 2 xu thế phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Nắm bắt xu thế này, nhóm tác giả Tim Group đã cho ra đời TimShot, mạng xã hội chia sẻ ảnh dành cho smartphone.
VNTP đã bắt đầu hợp tác với đối tác ngoại nhằm triển khai 4G tại các khu vực đô thị tập chung đông dân cư. Chuyên gia viễn thông nhận định, Việt Nam đã bước vào thời điểm bùng nổ của di động băng rộng.