Chị Lò Thị Om và ngôi nhà sàn chông chênh bên mệng vực.

Chị Lò Thị Om và ngôi nhà sàn chông chênh bên mệng vực.

(HBĐT) - Khu tái định cư xóm Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu được xây dựng từ năm 2009 do hậu quả cơn bão lịch sử số 5 năm 2007. Năm 2010, khu tái định cư Phiêng Sa hoàn thành và bàn giao cho chính quyền địa phương, hiện có 35 hộ dân sinh sống. Niềm vui đến nơi mới vừa mới được nhen lên thì người dân đã lại lo sợ sạt lở. Gần hết phía bên phải tính từ đường vào khu tái định cư này đã xuất hiện vết nứt dài hàng chục mét ảnh hưởng đến gần 50% số hộ khiến người dân nơp nớp lo âu.

 

Chị Lò Thị Om kể: Gia đình, bà con làng xóm và chính quyền hỗ trợ làm được ngôi nhà mấy chục triệu đồng tại khu tái định cư ở được ít lâu trong bình yên hạnh phúc. Nào ngờ năm trước thấy một bên nhà sệ xuống, người dân xóm định cư mới tất tưởi tìm nguyên nhân. Hóa ra có vết nứt dài làm tụt chân nhà của nhiều gia đình. Từ đó, nhiều gia đình trong xóm sống trong lo âu sạt lở thường trực. Ban ngày, người lớn đi làm, trẻ con ở nhà lo lắm! Đêm ngủ cũng chẳng yêu giấc, trời mưa gió, sấm chớp cứ thấy tiếng động nào đó là cả nhà hoảng hồn ôm con chạy tán loạn. Nhiều gia đình khi đi nương phải gửi con ở những gia đình đầu khu tái định cư những mong được an toàn. Ông Hà Văn Bương, dân xóm định cư Phiêng Sa vừa bị đất, đá san phẳng ngôi nhà sàn dựng tạm để bán bương luồng tại khu vực sạt lở núi kinh hoàng, làm thiệt mạng người và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên QL 6 tháng trước buồn rầu: Dân Đồng Bảng suốt ngày lo lở núi. Chuyển định khu tái định cư được mấy năm lại lo sạt lở.

 

Ông Vì Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Đồng Bảng lo lắng: Vết nứt đã báo trước. Mùa mưa lũ đang đến gần. Nếu sạt lở, hậu quả sẽ khôn lường. Đồng Bảng là xã không có mặt bằng, phần lớn người dân bám núi đồi làm nhà sinh sống. Mấy năm nay chẳng thể an cư lạc nghiệp. Nguy cơ sạt lở ở khu tái định cư Phiêng Sa cũng đã được UBND xã báo cáo lên các cơ quan chức năng. Trước mắt, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động bà con có phương án sơ tán lên khu vực an toàn khi có mưa gió lớn xảy ra. Mong muốn được cấp trên sớm triển khai giải pháp bảo đảm an toàn tổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.

                                                                                        

 

                                                                  Lê Chung

 

Các tin khác

Anh hùng Phạm Tuân luôn vui vẻ giữa đời thường.
Không có hình ảnh
Kiểm tra công tác ATVSLĐ - PCCN tại Công ty TNHH Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).
Nhiều nhà khoa học đưa ra chất vấn phát minh mới của TS Nguyễn Chánh Khê vào chiều 9-3. Ảnh: Tr.Thanh

Trung Quốc đột phá chữa bệnh tổn thương tủy sống

Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về tổn thương tủy sống cho biết Trung Quốc có thể nắm giữ chiếc chìa khóa mà ông tìm kiếm để chữa tổn thương tủy sống.

Đưa nhanh tiến bộ khoa học vào thực tiễn

(HBĐT) - Sáng 9/3, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Trái Đất có thể đối mặt với bão Mặt Trời lớn nhất

Hai vụ nổ lớn liên tiếp trên bề mặt Mặt Trời đã khiến các chuyên gia tại Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ Mỹ ngày 7/3 đưa ra lời cảnh báo Trái Đất trong những ngày tới có thể phải hứng chịu một cơn bão địa từ và bức xạ lớn nhất trong vòng 5 năm qua.

Triển khai kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày 7-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ công bố "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu" và "Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam". Trước đó, ngày 5-12-2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

Xung quanh việc xây dựng kè bờ làm thu hẹp lòng suối ở tổ 24, phường Đồng Tiến

(HBĐT) - Ông Nguyễn Khắc Quyết, trú tại tổ 24, phường Đồng Tiến (TPHB) có đơn gửi đến Báo Hòa Bình phản ánh việc gia đình ông tự bỏ tiền đầu tư xây dựng kè suối ở con suối trước nhà, khi đang thi công, gia đình nhận được thông báo về việc ngừng thi công công trình, sau đó, UBND phường Đồng Tiến tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình của gia đình ông.

Khôi phục, phát triển cây sâm Ngọc Linh

Ðược phát hiện từ năm 1973, sâm Ngọc Linh được xác định là cây dược liệu quý hiếm, sánh ngang với các loại sâm có giá trị trên thế giới. Tuy nhiên chỉ sau hơn 20 năm phát hiện, loại sâm này đã rơi vào cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết. Rất may, chính quyền địa phương cũng như những đơn vị chức năng đang có những giải pháp khôi phục và bảo tồn cây dược liệu quý này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục