Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1

Theo kết quả từ cuộc khảo sát của Cơ quan khảo sát biển Nhật Bản công bố ngày 12/3, sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 hồi tháng 3/2011 đã khiến hàm lượng chất phóng xạ cesium trong nước biển Thái Bình Dương cao gấp 6 lần so với những thử nghiệm trước đây.

 

Trước đó, Đại diện Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản, ông Hidehiko Nishiyama cho biết lượng nước nhiễm phóng xạ cao rò rỉ từ nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 của nước này đã chảy trực tiếp ra biển Thái Bình Dương.

Lượng phóng xạ này chảy ra từ hố bảo trì phía bên ngoài của nhà máy hạt nhân tiếp giáp với biển.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra mẫu nước biển ở 500 điểm ven bờ của tỉnh Fukushima, và kết luận rằng rằng lượng chất thải cesium -137 từ nhà máy điện hạt nhân trên là từ 4.200 đến 5.600 TBq (Bq là đơn vị đo cường độ phóng xạ của vật, với mức 1 Bq bằng cường độ phóng xạ khi một vật có 1 lần phân rã trong 1 giây.)

Lượng này cao gấp 6 lần so với kết quả thử nghiệm trước đây.

Chất phóng xạ cesium-137 là chất cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể tích tụ trong cơ thể, hủy hoại cơ bắp và khởi phát bệnh ung thư. Thời gian bán phân hủy của cesium-137 là khoảng 30 năm.

Khảo sát trên cũng cho thấy tổng lượng phát thải chất phóng xạ từ nhà máy "Fukushima-1" xuống Thái Bình Dương là khoảng 13-15 nghìn TBq.

Tuy nhiên một số chất phóng xạ có thời gian bán phân hủy ngắn và cho đến thời điểm hiện nay thì chưa gây nguy hiểm./.

 

                                                                       Theo TTXVN

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị đánh giá tiến độ dự án PSARD Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Khu tái định cư Phiêng Sa- Nỗi lo sạt lở

(HBĐT) - Khu tái định cư xóm Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu được xây dựng từ năm 2009 do hậu quả cơn bão lịch sử số 5 năm 2007. Năm 2010, khu tái định cư Phiêng Sa hoàn thành và bàn giao cho chính quyền địa phương, hiện có 35 hộ dân sinh sống. Niềm vui đến nơi mới vừa mới được nhen lên thì người dân đã lại lo sợ sạt lở. Gần hết phía bên phải tính từ đường vào khu tái định cư này đã xuất hiện vết nứt dài hàng chục mét ảnh hưởng đến gần 50% số hộ khiến người dân nơp nớp lo âu.

Phạm Tuân ''còn muốn bay''

Cựu phi công ba lần được phong tặng anh hùng đang ngày ngày trồng lan và chơi bóng bàn, thư thả đời hưu trí. Nhưng nói đến chuyện vũ trụ, mắt ông ánh lên, nói: "Nếu giờ cho bay, tôi vẫn bay".

Nhật Bản vẫn đối diện với nguy cơ siêu động đất

Một năm sau thảm họa động đất sóng thần, người dân ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vẫn phải sống trong cảm giác lo âu khi các nhà khoa học nước này mới đây đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra một trận động đất có cường độ mạnh trong thời gian tới.

Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động không chỉ là một tuần, một tháng an toàn

(HBĐT)- Trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây, công tác ATVSLĐ - PCCN đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan QLNN chuyên ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp, người lao động quan tâm nên số vụ tai nạn lao động đã giảm dần.

Máy phát điện chạy bằng nước: Chưa thuyết phục hội đồng khoa học

Ngày 9-3, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM (KCNC) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu triển khai (R&D) thuộc KCNC TPHCM tổ chức Hội đồng khoa học do GS-VS Nguyễn Văn Hiệu, Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ chủ trì, với mục đích thẩm định giá trị công trình nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai KCNC TPHCM. Sau gần 3 giờ trao đổi thẳng thắn với tác giả, các nhà khoa học vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Trung Quốc đột phá chữa bệnh tổn thương tủy sống

Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về tổn thương tủy sống cho biết Trung Quốc có thể nắm giữ chiếc chìa khóa mà ông tìm kiếm để chữa tổn thương tủy sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục