Tình trạng khai thác vàng đang tàn phá sông Đà. (Nguồn: baolaichau.vn)
Hiện nay trên các con sông lớn ở địa bàn tỉnh Lai Châu, nhất là trên sông Đà, tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép đang diễn ra vào tất cả các thời điểm trong ngày, thậm chí cả ban đêm.
Ông Hoàng Minh Hải, Phó Trưởng phòng Địa chất Khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu) cho biết đến nay, trên địa bàn Lai Châu không còn giấy phép khai thác khoáng sản nào còn hiệu lực, theo đó cũng không còn điểm nào được phép khai thác vàng sa khoáng.
Theo quan sát của phóng viên, hiện nay, tình trạng khai thác vàng sa khoáng trên sông Đà, thuộc địa phận huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), vẫn ngang nhiên ngay cả giữa ban ngày.
Chỉ riêng đoạn sông Đà từ địa bàn xã Nậm Hàng đến xã Mường Tè (huyện Mường Tè) có đến cả chục tàu vàng, máy sàng, ngày đêm gấp rút "mổ bụng" lòng sông, khai thác trái phép vàng sa khoáng.
Ông Hải cho rằng hiện nay trên địa bàn Lai Châu vẫn còn tồn tại một số điểm khai thác trái phép vàng sa khoáng là do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, chế tài xử lý khai thác khoáng sản trái phép chưa nghiêm trong khi lợi nhuận khai thác khoáng sản trái phép thu được lại rất cao.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu đang tiếp tục tìm giải pháp tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh xử lý triệt để tình trạng này.
Thời gian qua, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra và xử phạt vi phạm khai thác trái phép vàng sa khoáng, đã giải tỏa dứt điểm được một số điểm khai thác trái phép bằng nhiều biện pháp mạnh nhưng vẫn chưa triệt để.
Theo ông Hoàng Minh Hải, để quản lý tốt tài nguyên khoáng sản cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có khoáng sản./.
(HBĐT) - Vừa qua, phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, tại Nhà máy chế biến quặng đa kim thuộc Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Phúc Thanh, đóng trên địa bàn thôn Điếm Tổng, xã Liên Sơn huyện Lương Sơn thường xuyên xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra bãi đất ruộng rộng khoảng 200 m2 và chảy trực tiếp vào hang đá với lưu lượng lớn, màu nước đen bẩn, có mùi hóa chất hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Bước sang tuổi 11, sân chơi Robocon vẫn còn đó sự háo hức, hấp dẫn, gay cấn trong mỗi trận thi đấu...Cơn sốt Robocon đã lan nhanh khắp các trường ĐH-CĐ và TCCN trên toàn quốc.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 130 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động khoáng sản với 171 mỏ được cấp phép hoạt động. Trong đó có 125 mỏ đã cấp phép khai thác, bao gồm 85 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng, 30 mỏ khai thác quặng sắt, vàng, đồng, antimon, chì-kẽm, 10 mỏ khai thác than đá, 46 mỏ đã thăm dò làm vật liệu xây dựng thông thường và được phê duyệt trữ lượng. Quy mô đầu tư cho các mỏ từ nhỏ lẻ, tận thu đến 60 tỉ đồng/dự án với công nghệ khai thác từ thủ công đến công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đang từng bước trở thành một ngành kinh tế chủ lực. Bên cạnh đó, những tác động đến môi trường, cảnh quan do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đang đặt ra những vấn đề quan tâm.
Người dân TP Hòa Bình đối phó với nắng nóng
Gần 2 tuần nay người dân TPHB phải gồng mình, đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt, liên tục, kéo dài. Theo dự báo, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng phức tạp, nhiệt độ có thể tăng lên 42 độ C. Trước thực tế này, nhiều người dân đã đổ xô đi mua các mặt hàng chống nóng từ rất sớm để đối phó. Và để lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợi với điều kiện kinh tế, đảm bảo sức khỏe, bền, hiệu quả cũng đã trở thành một vấn đề khó.
Ngày 8/5, tại Hà Nội, đông đảo các chuyên gia Mỹ và Việt Nam đã tham dự Hội thảo khoa học về "Thiết kế 30% giải hấp nhiệt trong mố" (IPTD).
(HBĐT) - Thời gian qua, Hòa Bình đã triển khai thực hiện nhiều dự án về phát triển công nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp (KCN) góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Cùng với sự phát triển đó, công tác bảo vệ môi trường trong các KCN cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm.