Trưởng xóm Mỵ lo lắng trước thực trạng mặt bằng khu xử lý tiếp tục xói lở đất, đá vùi lấp ruộng của hộ dân.
(HBĐT) - Hơn 3 năm qua, diện tích đất lúa 2 vụ tại khu Ngòi Tân thuộc xóm Mỵ, xã Yên Mông (TPHB) dần bị đất, đá vùi lấp. Diện tích bị vùi lấp, không thể canh tác được ban đầu chỉ của 1 hộ đến nay đã có 7 hộ ở 2 xóm Mỵ và Trường Yên bị ảnh hưởng với tổng diện tích khoảng 2.000 m2.
Nguyên nhân được xác định do đất san ủi mặt bằng của khu xử lý, chôn lấp rác thải TPHB bị xói mòn, sạt lở đất, đá xô xuống diện tích ruộng. Các hộ dân có ruộng ở khu Ngòi Tân đã phản ánh thực trạng tại các kỳ họp HĐND xã, TP gần đây, đề nghị cơ quan chức năng giải quyết.
Ngày 29/3/2012, đại diện các đơn vị phòng Kinh tế, Tài nguyên - Môi trường, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình đã có buổi làm việc với UBND xã Yên Mông và 2 xóm Mỵ, Trường Yên về việc đất trôi lấp do san ủi mặt bằng khu xử lý rác thải của thành phố. Qua kiểm tra thực tế, hiện trạng nêu trên là có thật. Suốt mấy năm nay, các hộ không thể trồng, cấy được trên diện tích ruộng này. Vào mùa mưa bão, nguy cơ sạt lở đất, đá từ mặt bằng khu xử lý, chôn lấp rác thải tiếp tục vùi lấp thêm diện tích ruộng của một số bà con nông dân cạnh đây ngày càng lớn. Theo quan sát của chúng tôi, mặt bằng khu xử lý cao hơn so với chân ruộng của các hộ chừng 4 m, toàn bộ khu không được xây dựng hệ thống kè chắn xung quanh. Chính vì vậy, khi mưa xuống, đất, đá mặt bằng khu xử lý dễ dàng trôi lấp, xói mòn thành những dòng lớn xô xuống diện tích canh tác của các hộ.
Anh Bùi Văn ước, Trưởng xóm Mỵ cho biết: Ngay khi xây dựng khu xử lý, chôn lấp rác thải, hiện tượng đất, đá vùi lấp ruộng của dân đã có rồi. Diễn biến ngày càng bất lợi hơn cho hộ dân khi mà diện tích đất ruộng bị vùi lấp loang rộng. Nếu cứ thế này, chỉ với vài trận mưa lớn, toàn bộ diện tích 4.500 m2 đất canh tác của bà con khu Ngòi Tân sẽ bị lấp vùi. Cũng theo anh ước, đời sống của các hộ dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, ngoài canh tác lúa 2 vụ mỗi năm, bà con có thêm nghề chăn nuôi, trồng rừng, tuy nhiên, cấy lúa vẫn mang lại thu nhập chính. Bỗng dưng mất đất sản xuất, nhiều hộ trong số đó gặp khó khăn. Có những hộ bị vùi lấp gần hết diện tích của gia đình như các ông: Hà Văn Hiểu, Bùi Văn ạy, bà Nguyễn Thị Hoàn. Với diện tích ít ỏi còn lại, theo các hộ ở đây, có cố cấy, lúa cũng không phát triển được vì nghẹt rễ.
Nguyện vọng của bà con khu Ngòi Tân là hiện trạng trên sớm được các cơ quan thẩm quyền của thành phố tìm hướng khắc phục, có phương án đền bù hỗ trợ với diện tích đất đã bị vùi lấp, đồng thời làm hệ thống tường bao ngăn không cho đất, đá xói, lở từ mặt bằng khu xử lý tiếp tục xô xuống ruộng của dân. Theo lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình, từ năm 2010 đến nay, công trình khu xử lý và chôn lấp rác thải vẫn chưa đưa vào vận hành sử dụng nên UBND thành phố chỉ tạm giao cho đơn vị quản lý tài sản khu xử lý. Gần đây, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Thành, Chánh Văn phòng UBND thành phố cho biết: với diện tích ruộng của bà con đã bị vùi lấp khó lòng tái tạo để sản xuất nông nghiệp nữa. Trước mắt, phòng Kinh tế sẽ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất lên UBND thành phố xem xét, có hướng giải quyết thỏa đáng với kiến nghị của các hộ dân 2 xóm Mỵ, Trường Yên.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vừa qua, từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT năm 2012 và kinh phí do nhân dân đóng góp, công trình cấp nước sinh hoạt xã Vạn Mai (Mai Châu) đã được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT trên 9 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 1 tỉ đồng.
(HBĐT) - Theo QĐ số 659/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND tỉnh “Về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và dự toán chi tiết các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012” trên địa bàn tỉnh, tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT được phân bổ là 13, 4 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, tình hình lũ bão năm nay có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường hơn những năm trước. Thực tế những tháng đầu mùa hè đã xảy ra các đợt nắng nóng gay gắt. Ngay trong tháng 4, bão số 1, lốc và mưa đá và tháng 6 là cơn bão số 2 báo trước mùa mưa bão năm nay sẽ có diễn biến bất thường, kéo dài gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Vì vậy, hiện nay, huyện Kỳ Sơn đang tích cực triển khai phương án phòng - chống lũ bão theo phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”.
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc hiện có 4 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có 2 doanh nghiệp và 1 HTX khai thác đá, 1 doanh nghiệp khai thác than. Các doanh nghiệp, HTX tạo việc làm cho trên 100 lao động địa phương, hàng năm, đóng góp vào NSNN của huyện khoảng 20 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong tháng 4, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã xảy lốc xoáy kèm mưa đá đã làm tốc mái 3 hộ, làm vỡ 70 tấm lợp prôximăng, đổ 1,5 ha ngô tại xã Trường Sơn… Song nhờ chủ động triển khai các phương án, biện pháp đối phó trước mùa mưa bão nên huyện Lương Sơn đã nhanh chóng giúp các hộ dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Cách đây hơn chục năm, quê tôi còn xơ xác lắm. Mới có điện lưới quốc gia nên không phải nhà nào cũng sắm được đài, tivi để giải trí và tìm hiểu thông tin. Điện thoại lại càng là thứ hiếm hoi. Tôi đi học xa, mỗi khi có việc gấp đều phải ra bưu điện để gửi “điện tín” về nhà chứ đâu có điện thoại bàn hay điện thoại cầm tay để mà a lô trực tiếp. Thời gian trôi đi, hòa cùng nhịp chảy của công nghệ thông tin và truyền thông xóm làng nơi tôi sinh sống trở nên sôi động hơn.