Bà con nông dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tập trung cấy lúa mùa 2012.
(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương đang tập trung cấy lúa mùa, giai đoạn này nhiều nơi đã bắt đầu xuất hiện ốc biêu vàng gây hại trên lúa mới cấy và đang có xu hướng tăng mạnh cả về diện phân bố và mật độ. Theo đó, nhằm kịp thời ngăn chặn sự gây hại của ốc bươu vàng đối với diện tích lúa mùa sắp tới, Chi cục BVTV đã có công văn số 152/BVTV-KT đề nghị UBND các huyện, thành phố cần chủ động diệt trừ ốc bươu vàng.
Đến giữa tháng 7/2011, toàn tỉnh đã làm đất được 18.961 ha, gieo mạ 981 ha, diện tích lúa đã cấy khoảng 7.940ha. Các địa bàn có diện tích lúa cấy nhiều nhất là huyện Kim Bôi (2.275 ha), Lạc Sơn (1.121 ha), Yên Thủy (1.245 ha), Lạc Thủy (1.450 ha, Lương Sơn1.200 ha)… Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, đến giữa tháng 7 ốc biêu vàng đã gây hại trên lúa mới cấy với mật độ phổ biến 1 – 3 con/m2 , nhiều ruộng mật độ 10 – 20 con/m2. Một số địa bàn bị hại nặng như Lạc Thủy, Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn… Do ốc bươu vàng thường xuất hiện và gây hại mạnh trên lúa nước giai đoạn mới cấy - đẻ nhánh rộ nên từ nay đến đầu tháng 8 là cao điểm gây hại của chúng trên diện tích lúa mới cấy – đẻ nhánh, nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn trặn hiệu quả ốc biêu vàng.
Để bảo vệ sản xuất, Chi cục BVTV đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng với các công việc cụ thể: Tổ chức thu gom ốc và ổ trứng trong giai đoạn làm đất – cấy; cắm cọc tre ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút ốc biêu vàng đến đẻ trứng; dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn cản sự di chuyển của ốc biêu vàng đồng thời dễ dàng thu bắt; trước khi gieo sạ hoạc cấy nên vét rãnh quanh ruộng hay làm thành từng liếp nhỏ vừa cho lối đi để thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc, sau đó rút cạn nước trong ruộng; Thời kỳ lúa đẻ nhánh có thể thả vịt vào ruộng để bắt ốc con…
Những nơi ốc biêu vàng sống tập trung, nếu chủ động nước có thể sử dụng một số loại thuốc trừ ốc biêu vàng như Pazol 700WP; Viniclo 70WP; Tob 1.25H, 1.88H; Bolis 6B, 10B; Deadline Bullets 4%; Yellow-K4 BR… hay những thuốc có cùng hoạt chất, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Trên những chân ruộng đầu nguồn nước có nuôi thủy sản, không nên sử dụng thuốc có tính độc cao với động vật thủy sinh. Không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Endosulfan hoặc sulffat đồng để diệt ốc biêu vàng, vì gây hại cho người, thủy sản và ô nhiễm nguồn nước. Đối với những ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị ốc bươu vàng gây hại mất khoảng nên giữ mực nước xâm xấp để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc biều vàng và cần dặm bổ sung ngay kết hợp với tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa.
Hồng Ngọc
Đó là thông báo chính thức của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) vào ngày 10/7, khi bước vào giai đoạn 2 cuộc thi làm phim “Nói không với mật gấu” (sẽ được diễn ra từ 10/7 tới 31/8/2012 với hình thức bình chọn).
Ngày 11/7, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổ chức động vật châu Á (Văn phòng dự án tại Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ loài gấu tại thành phố Hạ Long.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có bộ phận “một cửa” của UBND TPHB đã triển khai theo mô hình hiện đại, đã bố trí phòng làm việc rộng 80m2, được trang bị phần mềm “một cửa”, hệ thống mạng LAN, mạng máy chủ, camera giám sát, hệ thống xếp hàng tự động, máy đọc mã vạch, màn hình LCD tra cứu thông tin... phục vụ cho việc tiếp nhận và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân.
(HBĐT) - Cơn bão số 5 năm 2007 đã qua đi gần 5 năm nhưng mỗi khi dự báo thời tiết có mưa, bão là Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Phong và cấp ủy, chính quyền xã Yên Lập luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng bởi cả xã có đến gần 50 hộ dân ở 5 xóm luôn phải sống thấp thỏm trước tình trạng đất, đá sụt lún, sạt trượt làm hư hỏng vườn tược, chuồng trại, nhà ở.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mai Châu còn 4 xóm “trắng” điện, bao gồm Tàu Nà – xã Cun Pheo, Phiêng Xa – xã Đồng Bảng, Tam Hoà – xã Tân Sơn và Tà Song A – xã Pà Cò . Tổng số hộ chưa có điện là 160 hộ.
(HBĐT) - Lâu nay, ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng rơm, rạ đốt tràn lan sau mỗi kỳ thu hoạch vô hình chung làm lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. ấp ủ đề tài nghiên cứu từ những năm 2010-2011, khởi động ở vụ thu hoạch lúa chiêm - xuân năm nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh đã hiện thực hóa, chính thức chuyển giao, hướng dẫn quy trình ứng dụng chế phẩm Fito - Biomix RR chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tới người dân.