Tiến độ thi công cầu xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quá chậm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình liên tục nhận được đơn của bạn đọc là công dân xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) phản ánh, kiến nghị về những ảnh hưởng của tình trạng xây dựng cầu vào xóm quá chậm, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.
Đa số đơn, thư của bạn đọc đều có chung các ý kiến nhận xét, đánh giá và kiến nghị gồm: “Khó khăn nhất là việc đi học của các cháu học sinh, nhất là khi có mưa lũ, trường cách xóm chưa đầy 1 km nhưng phải đi vòng cách xa tới 5-6 km. Không ít cháu tự ý đi bằng bè mảng, thuyền nan khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Cầu vào xóm thi công dở dang, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Do việc đi lại găp nhiều khó khăn nên các loại vật tư phục vụ sản xuất đều phải chịu mua giá cao hơn những nơi khác. Ngược lại các sản phẩm nông - lâm sản làm ra lại bị ép giá nên người sản xuất rất thiệt thòi. Chúng tôi mong muốn UBND và các ngành chức năng của huyện quan tâm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình”.
Dự án cầu xóm Nút (Dân Hạ) được khởi công xây dựng tháng 4/2010 bằng nguồn vốn ngân sách huyện với tổng mức đầu tư ban đầu được UBND huyện Kỳ Sơn phê duyệt trên 2 tỉ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, đã hơn hai năm trôi qua nhưng công trình hiện vẫn trong tình trạng thi công dở dang.
Trong quá trình thi công, đến đầu tháng 8/2012, dự án đã điều chỉnh bổ sung một số hạng mục như tháo dỡ cầu, chi phí đền bù GPMB, mở rộng đường vào cầu, nâng cao độ mặt cầu, thay đổi thiết kế dầm cầu, cổng làng, với kinh phí bổ sung trên 1,9 tỷ đồng. Sau khi được điều chỉnh, bổ sung, cầu xóm Nút được thiết kế có tổng chiều dài gần 130 m, trong đó, hệ thống đường dẫn dài khoảng 100 m. Cầu được thiết kế điển hình dầm chữ I liên hợp bê tông cốt thép có chiều dài 24 m, lòng cầu rộng 3,3 m, trọng tải 8 tấn. Trước đó, trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1025/QĐ- UBND ngày 23/9/2009 không có kinh phí đền bù GPMB. Do có những thay đổi bổ sung, phát sinh liên quan đến thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là những phát sinh, vướng mắc trong đền bù GPMB là nguyên nhân chính dẫn đến công trình thi công không đảm bảo tiến độ.
Về công tác đền bù đất và tài sản trên đất để GPMB công trình đến đầu tháng 4/2010 BQL dự án, UBND xã Dân Hạ và đại diện các hộ gia đình có liên quan đã hoàn thành biên bản kiểm kê gửi hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư làm căn cứ thực hiện. Theo đó, tổng diện tích đất phải thu hồi là 455,1 m2, trong đó diện tích đất ở 54,4 m2, đất trồng cây lâu năm là 3,6 m2, trồng cây lâu năm và cây hàng năm khác 397,1 m2, diện tích bồi thường hoa màu trên đất là 1.030 m2, tổng số tiền bồi thường ước khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 21/8/2012, phòng Kinh tế và Hạ tầng mới có công văn “Về việc bồi thường đất và tài sản trên đất công trình cầu Nút, xã Dân Hạ” gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện để có căn cứ đề nghị UBND huyện phê duyệt dự toán phương án bồi thường liên quan đến mặt bằng công trình theo quy định.
Thiết kế kỹ thuật và công tác đền bù GPMB được triển khai theo kiểu “Gọt chân cho vừa giầy” đó là nguyên nhân dẫn đến công trình chậm tiến độ. Thực trạng đó đang cần sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng và Hội đồng đền bù GPMB huyện Kỳ Sơn để công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn.
Đức Phượng
(HBĐT) - Ngày 7/9, trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình đã tổ chức cuộc thi “tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động trong các trường nghề năm 2012” do Cục An toàn – Lao động và Hội dạy nghề Việt Nam phát động. Dự cuộc thi có lãnh đạo Cục An toàn lao động (Bộ LĐ – TBXH), Hội dạy nghề Việt Nam, một số ban, ngành trong tỉnh và các thầy cô giáo, học sinh sinh viên trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Lương Sơn, trong 8 tháng năm 2012, huyện đã chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của 9 dự án gồm dự án nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống tại đập dưới, hồ Anh Kềnh, xã Thành Lập; dự án Năng lượng nông thôn 2 tài trợ bổ sung đợt 4 tỉnh Hoà Bình của Ban quản lý dự án lưới điện (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) tại 11 xã của huyện Lương Sơn;
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, BQL các KCN tỉnh đã cung cấp thùng đựng rác cho 20 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng trị giá 45 triệu đồng.
(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, nơi chôn lấp và xử lý rác thải của TPHB đã trở nên bức xúc, gây nhiều nhức nhối trên địa bàn. Nguyên nhân là do bãi chôn, lấp rác tạm thời đã quá tải so với lượng rác hàng ngày được đưa đến đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xunh quanh.
(HBĐT) - Nằm trong chương trình, hoạt động của dự án “Phòng ngừa ứng phó, giảm thiểu rủi ro thảm họa” của Hội CTĐ tỉnh tại 5 xã của huyện Tân Lạc, diễn tập phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn là hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện được mục đích nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhân dân địa phương trong việc sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của thiên tai; phát huy vai trò của cán bộ, hội viên, người tình nguyện và tình nguyện viên CTĐ trong cộng đồng về phòng ngừa ứng phó thảm họa. Cuộc diễn tập tại xã Ngọc Mỹ là đợt diễn tập thứ 5 của dự án thể hiện rõ nét về huy động sức mạnh nhân dân trong phòng - chống lũ, bão.
(HBĐT) - Chị Quách Thị Hương, Chủ tịch Hội PN huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện xây dựng mô hình “5 không, 3 sạch” do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động từ năm 2009, đến tháng 10/2010, Hội PN huyện thực hiện theo hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, tuyên truyền triển khai sâu rộng các nội dung, tiêu chí mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch” đến 100% cán bộ, hội viên phụ nữ.