Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương, năm 2011, xã điểm Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư làm mới và nâng cấp được 715 m kênh mương phục vụ sản xuất với tổng vốn 330 triệu đồng (trong đó, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng).

Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương, năm 2011, xã điểm Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư làm mới và nâng cấp được 715 m kênh mương phục vụ sản xuất với tổng vốn 330 triệu đồng (trong đó, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng).

(HBĐT) - Xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) có diện tích nông nghiệp 10 ha, do khó khăn về nguồn nước chỉ làm được 1 vụ mùa, còn bỏ trống đất vụ chiêm. Năm 2011, từ kinh phí đầu tư phát triển của chương trình NTM, xã đã đầu tư làm được 715 m kênh mương, trong đó, làm mới 315 m, nâng cấp 400 m với tổng kinh phí 330 triệu đồng (dân đóng góp 30 triệu đồng).

 

Đưa chúng tôi đi thăm đồng, anh Lò Văn Yên, trưởng xóm Cha Long vui vẻ cho biết: Xóm phải lấy nước tít từ mó Cha, nước cho sinh hoạt đã khó, nước cho sản xuất càng khó hơn. Giờ có kênh mương mới dẫn nước về từng cánh đồng rồi, bà con vui lắm, giờ không lo nước cấy nữa rồi. Để đáp ứng nhu cầu dân sinh, sản xuất thực hiện theo lộ trình xây dựng NTM, phát triển hệ thống giao thông và kiên cố hoá kênh mương là hai nhiệm vụ hết sức quan trọng, cũng là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, việc triển khai phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM đã góp phần đẩy mạnh các công trình xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, qua đó, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương cũng như việc sinh hoạt và sản xuất của bà con. Trong năm 2011, với nguồn vốn đầu tư phát triển từ chương trình xây dựng NTM đã hỗ trợ 1,7 tỉ đồng đầu tư làm đường GTNT, kết quả đã làm được 3.241 m, 3 cống; vốn hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá kênh mương 1,3 tỉ đồng làm được 2.215 m kênh mương và xây được 2 bai. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh vẫn đang tích cực huy động nhiều nguồn lực triển khai những công trình giao thông, kênh mương thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng NTM. Tuy nhiên có một thực tế là hệ thống thuỷ lợi nội đồng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển đồng bộ gây khó khăn trong tưới, tiêu nước, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông tại một số vùng nông thôn trong tỉnh còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường đã xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

 

Tại một số địa nới vùng sâu,xa, cao trong tỉnh, tập quán canh tác lạc hậu đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của bà con. Việc sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, khí hậu, nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu dựa vào lưu lượng nước mưa hàng năm nên năng suất, sản lượng nông nghiệp bấp bênh khiến đời sống người dân gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, nhiều địa phương trong tỉnh có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, độ dốc cao… ,bà con phải tận dụng những nơi địa hình bằng phẳng để canh tác, vì vậy, việc phục vụ nước tưới tiêu cho các cánh đồng nhỏ lẻ, phân tán nên để triển khai đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi là việc không dễ dàng. Nguồn lực tài chính của địa phương đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi còn eo hẹp, trong khi đó, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc huy động đóng góp từ nhân dân còn nhiều hạn chế. Hiện, toàn tỉnh có 3.076 km kênh mương, trong đó, mới kiên cố hoá được trên 30% diện tích. Bên cạnh đó, trong phát triển giao thông vùng nông thôn, không chỉ tại các nới vùng sâu, xa, cao trong tỉnh mà ngay tại các vùng phát triển, vấn đề phát triển giao thông nội đồng vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư, gây trở ngại cho chuyển giao các tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng và vận chuyển, tiêu thụ nông sản cho bà con.

 

Với cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay đã từng bước có sự thay đổi tích cực, nhưng tại một số địa phương, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu, đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. “Nút thắt” cơ bản vẫn là hệ thống giao thông, thuỷ lợi. Để tháo gỡ dần “nút thắt” này, tỉnh ta đã lập quy hoạch tổng thể xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015. Theo đó có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí NTM, có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đường liên thôn được cứng hoá; 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hoá… Bên cạnh đó có những kế hoạch triển khai từng bước tiến tới dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng nông thôn.

 

 

                                                                       Đinh Thắng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại biểu tham dự hội nghị ký cam kết bảo vệ rừng, PCCR khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông.
Cán bộ thú y 2 huyện nghe giảng viên hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ.
Được tham gia các lớp tập huấn của Trạm KNKL huyện tổ chức, nhiều hộ gia đình ở xã Tuân Lộ đầu tư trồng cây mía tím phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Bùi Thị Đừn, xóm Bận, xã Tuân Lộ chăm sóc mía tím.

Thuốc diệt cỏ và những tác động xấu tới môi trường và cộng đồng

(HBĐT) - Ngành BVTV khuyến cáo: “Hóa chất BVTV không được khuyến khích sử dụng mà dùng khi thật cần thiết. Các sản phẩm này dù ít hay nhiều đều có thể làm ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các vi sinh vật trong đất gây thoái hóa đất và ảnh hưởng sức khỏe con người”.

5 học sinh tỉnh ta đoạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2012

(HBĐT) - Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2012 do T.Ư Đoàn phối hợp với các bộ, ngành T.Ư phát động đã thu hút sự tham gia của 44 tỉnh, thành trong toàn quốc (479 mô hình, sản phẩm).

Lạc Sơn: Hội thảo đầu bờ lớp quản lý dịch hại tổng hợp IPM

(HBĐT) - Ngày 26/9, tại xóm Vốc, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn), Trạm BVTV huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội thảo đầu bờ lớp học quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa vụ mùa 2012. Chương trình do dự án PSARD-HB hỗ trợ thực hiện.

Toàn tỉnh có 123 xã đạt tiêu chí điện nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 26/10/2010 của UBND tỉnh về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020, đối với tiêu chí số 4 (điện nông thôn) trên địa bàn tỉnh có 123 xã đạt tiêu chí số 4 ,đạt 58,6%.

Hội nghị đầu bờ lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ thực vật

(HBĐT) - Sáng 25/9, tại xã Dân Chủ (TPHB), Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV năm 2012. Đây là chương trình thuộc dự án cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN&PTNT tỉnh (dự án PSARD-HB).

Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2012

(HBĐT) - Vừa qua, Hội CCB huyện Cao Phong đã phối hợp với Hội Nông dân, Huyện đoàn tổ chức triển khai phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2012” trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục