Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19 phường Hữu Nghị và cốc nước sau một thời gian lắng đọng xuất hiện một lớp dày cặn vôi.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm trên 95% dân số. Tuy nhiên, vẫn còn một số KDC sống ngay tại các phường của trung tâm thành phố vẫn đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm cặn vôi, mặc dù giá tiền cho 1 m3 nước ăn hàng ngày mà các hộ dân ở đây vẫn phải trả theo quy định khung giá của tỉnh.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại KDC tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (TPHB), tình trạng nước có cặn đã xảy ra từ lâu, người dân trong khu đã phản ánh với Công ty CP nước sạch Hòa Bình và các cấp, ngành nhưng hiện nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người dân đã phải đun nước sôi, sau đó, dùng bình lọc qua hoặc đi lấy nước từ nơi khác về để ăn, uống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, gây nhiều phiền hà, tốn kém. Người dân hoang mang lo lắng vì hàng ngày đều phải sử dụng loại nước sinh hoạt này. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, một số người dân tại KDC có hiện tượng đau bụng, tiểu tiện buốt và đã đi khám tại Trung tâm y tế dự phòng thành phố, kết quả đã mắc một số bệnh như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19, phường Hữu Nghị cho biết: Hàng ngày, gia đình phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt có cặn vôi do Công ty CP nước sạch Hòa Bình cung cấp. Đầu năm 2012, tôi có triệu chứng đau bụng và tiểu tiện buốt, đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Hiện có nhiều người ở trong khu cũng đang bị triệu chứng như tôi. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên UBND thành phố và Công ty CP nước sạch Hòa Bình đề nghị xem xét giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. Bác sĩ Trịnh Anh Tuấn, Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết: Trung tâm đã tiếp nhận một số bệnh nhân đang sinh sống tại tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (thuộc khu chuyên gia cũ) đang dùng nước sinh hoạt ở KDC với những biểu hiện bệnh như viêm bàng quang, bướu cổ, sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi mật. Ban đầu, chúng tôi cũng xét nghiệm xem người dân bị bệnh gì và còn nguyên nhân chính gây bệnh thì phải xem xét cụ thể xem có phải là do nguồn nước sinh hoạt hay do các điều kiện khác gây nên bệnh hay không. Hiện tại, Trung tâm chưa có đủ thiết bị để kiểm tra chính xác xem nước dùng có đảm bảo mức an toàn cho phép không. Để kiểm tra chính xác nguồn nước này cần mang mẫu đi giám định và kiểm tra xem lượng vôi có trong nước có vượt quá mức độ cho phép hay không. Thời điểm nay, chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng cách lắng lọc để đảm bảo an toàn ban đầu cho mình.
Nguồn nước này Công ty CP nước sạch Hòa Bình lấy từ giếng nước Đông Lạnh (xã Hòa Bình), nơi có núi đá vôi, sau đó được bơm lên bể 2.000 m3, được xử lý rồi dẫn đến các hộ gia đình. Nhưng nguồn nước này vẫn tồn đọng lượng cặn vôi. Giá mỗi m3 mà Công ty thu hàng tháng vẫn giữ nguyên như mọi nơi sử dụng nước sạch khác. Trong khi đó, các hộ dân ở đây thường xuyên phải đun sôi nước để lắng cặn, gạn lấy nước trong để ăn hoặc đun sôi để nguội, lọc qua bình vừa tốn kém lại không đạt hiệu quả cao nên một số hộ gia đình vẫn thường phải đi nơi khác lấy nước mang về sử dụng. ông Ngô Xuân Điển, Giám đốc Công ty CP nước sạch Hòa Bình cho biết: Với địa thế ở khu chuyên gia là đồi núi cao nên Công ty không thể đưa nước từ dưới lên trên được nên nước ở khu này được lấy từ giếng nước Đông Lạnh đưa vào bể 2.000 m3 đã qua lọc. Dự án nước sạch này do Pháp đầu tư từ năm 2000 cho các hộ dân ở bờ trái sông Đà sử dụng được đảm bảo độ cứng của nước thuộc mức cho phép là 50-150 mg CaCo3/lít được gọi là nước trung bình và từ 150 - 300 mg CaCo3/lít được gọi là nước cứng nên việc các hộ dân nói bị một số bệnh như viêm bàng quang, sỏi thận, viêm đường tiết niệu là không có căn cứ. Nếu như người dân bị bệnh đúng là do nước cứng, Công ty sẽ kiểm tra và có biện pháp xử lý triệt để tránh dư luận không tốt trong nhân dân.
Để giải đáp những băn khoăn của người dân ở khu vực nêu trên khi dùng nguồn nước bị nhiễm cặn vôi, thiết nghĩ rất cần sự vào cuộc khẩn trương của các ngành, đơn vị có liên quan.
P.V
(HBĐT) - Ngày 19/10, Sở LĐ – TB & XH đã mở lớp huấn luyện kiến thức ATVSLĐ cho 60 học viên thuộc đối tượng người lao động, đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 18/10, Chi cục Thú y đã tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy hoạch xây dựng lò giết mổ tập trung cho 70 người trong hệ thống mang lưới thú y 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2 với nội dung “Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp”, vừa qua, Phòng dân tộc huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Công ty Anh Kỳ bàn giao 68 chiếc máy nông nghiệp gồm 1 máy tẽ ngô, 18 máy cày bừa D8, 5 máy cày ngồi D15, 14 máy phun thuốc trừ sâu, 10 máy gieo sạ; 7 máy tuốt lúa, 8 máy cắt cỏ cho nông dân ở 5 xã Lạc Long, Yên Bồng, Thanh Nông, Liên Hoà và Đồng Môn trị giá trên 900 triệu đồng.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm giống cây trồng tỉnh phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất thử giống lúa lai CT16 vụ mùa 2012 tại xóm Bình Lý, xã Tu Lý (theo mô hình sản xuất của chương trình NTM năm 2012) với qui mô 2 ha.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định do chịu ảnh hưởng của đới gió đông bắc khô đã có thêm thành phần kích ẩm của đới gió đông nam từ biển vào, nên ngày 15/10 và trong ba ngày tới khu vực Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung có sương mù nhẹ xuất hiện từ sáng sớm, đến trưa và chiều trời chuyển nắng, nhiệt độ tăng nhẹ từ 31-33 độ C.
(HBĐT) - Vụ mùa năm 2012, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh phối hợp với UBND xã Tử Nê, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện mô hình hỗ trợ sản xuất giống lúa mới (thuộc chương trình xây dựng NTM năm 2012).