Kiểm lâm TP Hòa Bình kiểm tra dụng cụ chữa cháy rừng.

Kiểm lâm TP Hòa Bình kiểm tra dụng cụ chữa cháy rừng.

(HBĐT) - TP Hòa Bình có diện tích đất lầm nghiệp trên 8.840 ha, trong đó đất có từng 5.554 ha, rừng tự nhiên 1.425 ha, rừng trồng 4.129 ha là loại rừng rất dễ cháy do có nhiều cành khô và lá rụng tự nhiên, lớp thực bì dày, mùa khô dễ bốc lửa và lan nhanh; đất không có rừng 3.287 ha đa số là thực bì, cỏ tranh, lau, re, chít, đồng cỏ, hàng năm, thường hay bị đốt dễ cháy lan ra khu vực lân cận.

 

Điều kiện thổ nhưỡng ở TP phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lớp thảm tươi, cây bụi như lau, chít, thảm cỏ, dây leo, phát triển mạnh vào mùa mưa, sau đó đến mùa khô bị chết, tạo thành nguồn vật liệu dễ bắt lửa, lây lan nhanh, gây nên cháy rừng. Năm qua, trên địa bàn TP đã xảy ra 2 vụ cháy rừng tại phường Đồng Tiến, tuy nhiên do chuẩn bị tốt lực lượng đã xử lý kịp thời, không để ngọn lửa lan vào khu trồng.

TP đã sớm xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, lực lượng kiểm lâm địa phương tích cực tham mưu cho cấy ủy, chính quyền địa phương nơi có rừng cấp bách thực hiện công tác PCCCR. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức và người dân thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR được đặc biệt coi trọng. Các xã có rừng, đơn vị tổ chức liên quan đang triển khai kế hoạch cụ thể PCCCR. Ông Phạm Ngọc Luân, Hạt Phó hạt Kiểm lâm TP Hòa Bình cho biết: TP xác định đối với công tác PCCCR thực hiện phương châm phòng là chính, chữa cháy rừng là quan trọng và thực hiện “4 tại chỗ” trong PCCCR là lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ; dụng cụ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, nhằm huy động tổng lực tham gia PCCCR. Các trọng điểm cháy rừng được xác định bao gồm: 5 xã là Yên Mông, Dân Chủ, Trung Minh, Hòa Bình với tổng diện tích 5.611,7 ha. Từ đặc thù của địa phương đã xác định có ba đối tượng cần phải đặc biệt coi trọng trong PCCCR là đối với rừng, đối với đường dây tải điện đi qua rừng và các tuyến giao thông qua rừng. Đối với rừng cần xây dựng đường băng cản lửa chia cắt rừng chống cháy lan, nhất là tại các dự án trồng rừng. Các chủ rừng, hộ gia đình khi xử lý thực bì phải báo cáo với chính quyền, hoặc cán bộ kiểm lâm địa bàn, khi đốt lửa cần túc trực canh gác chờ hết tàn lửa mới được về. Đặc biệt cấm đốt lửa, hoặc mọi hoạt động không có kiểm soát của con người trong các khu rừng dễ cháy. Xây dựng các biến cảnh báo cháy rừng cho mọi người nâng cao ý thức chấp hành các quy định về PCCCR. Đối với đường day tải điện đi qua các phường Thái Bình, Yên Mông, xã Hòa Bình phải thường xuyên kiểm tra loại bỏ những cây có nguy cơ chập, cháy nếu bị gãy đổ vào hành lang an toàn lưới điện, giảm bớt các vật liệu dễ cháy. Đối với đường giao thông khi đi qua địa bàn khi phát dọn mái taluy phải làm đường ranh cản lửa.

 

TP Hòa Bình đang tập trung tham mưu kiện toàn BCH PCCCR các cấp, triển khai các biện pháp PCCCR mùa khô năm 2012-2013, chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ hợp đồng, bảo vệ rừng bám sát địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị tổ chức, thực hiện các biện pháp. TP Hòa Bình đã thành lập các tổ, đội (15-30 người/tổ) PCCCR ở thôn bản, các đơn vị điện lực, giao thông, bưu điện có công trình đi qua rừng; các xã phường thường xuyên duy trì ứng trực, tuần tra, bám sát địa bàn, kịp thời xử lý những đám cháy mới phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ.

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục