Công trình nước sạch tại 2 xóm Hang Đá và Hang Đồi 1 (Cư Yên) đã bị dò rỉ nước và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Công trình nước sạch tại 2 xóm Hang Đá và Hang Đồi 1 (Cư Yên) đã bị dò rỉ nước và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

(HBĐT) - Trước đây khi Nhà nước chưa có dự án đưa nước sinh hoạt về nông thôn, người dân các xóm, xã Cư Yên (Lương Sơn) thường xuyên phải dùng nước giếng khoan và các mạch nước ngầm để sinh hoạt hàng ngày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, đại tràng, tiết niệu... Để giảm thiểu ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh mỗi hộ gia đình đều phải sử dụng bộ lọc nước thì mới có thể dùng được, Tuy nhiên, việc làm này không phải gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện được. 

 

Để giảm thiểu ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh mỗi hộ gia đình đều phải sử dụng bộ lọc nước thì mới có thể dùng được, điều này không phải gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện. Cuối năm 2008, bằng nguồn vốn chương trình 135, với mức tổng đầu tư gần 1 tỷ đồng, công trình nước sinh hoạt xóm Hang Đá, xã Cư Yên được đầu tư và đưa vào sử dụng. Với thiết kế cung cấp nguồn nước sạch cho gần 80 hộ dân, hơn 150 khẩu ở 2 xóm Hang Đá và xóm Hang Đồi 1. Tuy nhiên đến nay công trình không phát huy được hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là do công trình đang bị xuống cấp không có sự quản lý sau đầu tư và nguồn nước đầu nguồn xóm Hang Đá cạn kiệt sau mùa mưa. Theo khảo sát của cơ quan chức năng về tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở đây cho thấy, mặc dù công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng song nhưng người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước mưa để phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, nguồn nước ngầm lấy lên từ các giếng khoan và giếng khơi để tắm, giặt và phục vụ cho các sinh hoạt thường ngày. Điều đáng nói là sau khi công trình được đầu tư và đưa vào sử dụng xã cũng đã thành lập BCĐ, BQL nhưng phương thức quản lý này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đồng chí Hoàng Anh Đào, Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: Hiện nay nguồn nước sạch để người dân sinh hoạt đang bị ô nhiễm và dần cạn kiệt do nguồn nước đầu nguồn đã bị khô cạn cùng với nguồn nước thải, các công ty khai thác đá ngày càng tăng, cùng với chất lượng của công trình từ khi thi công đến nay ít dược di tu, bảo dưỡng, cho nên khi người dân khai thác để sử dụng không những bị ô nhiễm, mà còn có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ở nhiều nơi nguồn nước ngầm không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt tăng nhanh của người dân.

       

Theo người dân ở gần con suối Quán thuộc Xóm Hang Đá, xã Cư Yên cho biết nếu như trước đây con suối này có nước chảy quanh năm, thì nay nước chỉ chảy khi có trời mưa, thậm chí cạn ngay sau một thời gian ngắn. Vì vậy việc bảo vệ nguồn nước kết hợp với việc sử dụng tiết kiệm nước đang được người dân địa phương rất quan tâm. Thực tế trên cho thấy, để công trình cung cấp nước được sử dụng lâu dài, bền vững không chỉ cần chú trọng công tác di tu, bảo dưỡng, sửa chữa mà người dân trên địa bàn cần chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn. Với diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ của xã là 127 ha, hiện tại diện tích che phủ rừng ở Cư Yên đạt gần 60%. Ông Nguyễn Văn Vị, Xóm Hang Đá cho biết: Gia đình tôi cùng nhiều người dân trong xóm chỉ dùng lượng nước sạch ít ỏi trong ăn, uống còn các sinh hoạt khác vẫn phải dùng thêm từ các nguồn nước ngầm và giếng khoan, biết là dùng nguồn nước đó không hợp vệ sinh và có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không có nguồn nước nào khác. Anh Nguyễn Thành Luân, Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Với tình hình như hiện nay ở xã Cư Yên thì lượng nước sạch đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ thiếu nước sạch sinh hoạt trong nhân dân. Một số hộ dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ngầm, giếng khoan. Nhiều nơi, hàm lượng sắt trong nước là rất lớn, vì vậy nếu sử dụng nguồn nước này sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khoẻ. Phòng NN&PTNT đã kiến nghị với lãnh đạo huyện, xã có chủ trương đảm bảo an toàn cho công trình cấp nước phát huy được hiệu quả sử dụng cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng.

     

Tiết kiệm và khai thác nguồn nước sạch hợp lý không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên để việc làm này thực sự đi vào đời sống, trở thành ý thức của mỗi người dân, thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quy hoạch nguồn nước phù hợp với điều kiện và tập quán của từng nơi cũng cần được quan tâm. Có như vậy, hành động tiết kiệm nước của mỗi người dân sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

 

                                                                                       

                                                                                         Lưu An

     

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhân dân xóm Băng, xã Piềng Vế được huy động cùng lực lượng kiểm lâm huyện phát dọn, duy tu đường băng trắng cản lửa khu vực giáp ranh.
Xóm Nai, xã Thung Nai quản lý mức tiêu thụ nước của hộ dân qua đồng hồ lắp đặt.
Hộ chăn nuôi xã Xuân Phong (Cao Phong) tích cực phối hợp thực hiện tiêm phòng LMLM cho gia súc vụ đông - xuân.

Góp phần tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh mới có 38,9% nhà tiêu hợp vệ sinh. Vấn đề cải thiện vệ sinh môi trường (VSMT), vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và tuyên truyền, giáo dục, thay đổi hành vi vệ sinh của người dân nông thôn là việc làm cần thiết. Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân, trong khuôn khổ chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn năm 2012, Trung tâm YTDP tỉnh đã tập trung cho 4 xã điểm thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc.

Hội thảo bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Ngày 26/11, sở TN&MT đã tổ chức hội thảo bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Tham dự có các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức; Trung tâm CEMM, Viện nghiên cứu – trường Đại học Khoa học tự nhiên; Phòng TN&MT các huyện, thành phố và đại diện các xã có dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Thị trấn Cao Phong mong nguồn nước sinh hoạt ổn định

(HBĐT) - Là vùng trung tâm của huyện Cao Phong nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn đến nay vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sinh hoạt ổn định. Ước tính có 20% số hộ phải dùng nước mua, 30% số hộ dùng nước giếng đào, 40% – 50% hộ thiếu nước vào mùa khô do quỹ nước khai thác bị hạn chế. 50% tổng hộ dân có nhu cầu đầu tư công trình nước sinh hoạt ổn định vì không có giếng hay nguồn nước nào để khai thác trực tiếp.

TP Hòa Bình thực hiện “4 tại chỗ” trong phòng cháy chữa cháy rừng

(HBĐT) - TP Hòa Bình có diện tích đất lầm nghiệp trên 8.840 ha, trong đó đất có từng 5.554 ha, rừng tự nhiên 1.425 ha, rừng trồng 4.129 ha là loại rừng rất dễ cháy do có nhiều cành khô và lá rụng tự nhiên, lớp thực bì dày, mùa khô dễ bốc lửa và lan nhanh; đất không có rừng 3.287 ha đa số là thực bì, cỏ tranh, lau, re, chít, đồng cỏ, hàng năm, thường hay bị đốt dễ cháy lan ra khu vực lân cận.

 Mai Châu: Xây dựng 74 mô hình KN-KL

(HBĐT) - Ngày 21/11, huyện Mai Châu đã tổ chức tổng kết công tác KNKL giai đoạn 1993- 2012. Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, trạm KNKL đã trở thành một kênh thông tin quan trọng giúp người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới.

Toàn tỉnh có 1.252 công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.252 công trình được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng mọi nguồn vốn, cung cấp nước tưới cho khoảng 40.600 ha lúa 2 vụ, tạo nguồn nước cho khoảng 87.837 ha màu (tính 3 vụ). Bao gồm: 59 trạm bơm điện trong đó 33 trạm còn hoạt động, cấp nước tưới cho khoảng 1.408 ha lúa 2 vụ; 43 trạm thuỷ luân cấp nước tưới cho 1.205 ha lúa 2 vụ; hồ chứa vừa và nhỏ 514 hồ, phụ trách tưới cho 13.533 ha lúa 2 vụ; các bai, đập dâng gồm 636 chiếc phụ trách tưới cho 12.410 lúa 2 vụ (vụ chiêm 5.021 ha, vụ mùa 7.389 ha).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục