Nhân dân làng hoa Tân Lập chăm sóc vườn hoa phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.
(HBĐT) - Mỗi sớm mai, khi nhà nhà đang trong giấc ngủ say nồng, những người trồng hoa ở xóm Tân Lập 1, Tân Lập 2, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã hối hả mang hoa tươi lên thành phố Hòa Bình phục vụ nhu cầu của khách hàng. Dịp Tết Nguyên đán, người trồng hoa nơi đây càng bận rộn.
Nghề trồng hoa nơi đây qua lời bộc bạch của ông trưởng xóm Thiều Quyết Thắng đã bén rễ từ chục năm nay. Người tiên phong trong nghề là ông Trần Ngọc Kim. Dạo đó, ông Kim lấy giống hoa từ Nam Định, Hà Nội mang về trồng thử đã chứng tỏ rằng khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất hợp với việc trồng hoa, nhất là các loài hoa cúc. Từ đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi, làm theo, tận dụng lợi thế chất đất đưa cây hoa vào trồng. Tên làng hoa Tân Lập cũng được biết đến kể từ ngày đó.
Vào vụ hoa Tết, số hộ trồng nhiều khoảng 9.000 - 12.000 cây giống, các hộ khác trồng bình quân 3.000 - 4.000 cây giống. Hộ trồng hoa theo phương thức quay vòng mỗi năm từ 3 - 5 vụ không nhiều, chủ yếu ở xóm Tân Lập 2 nhằm phục vụ hoa tươi nhu cầu tín ngưỡng ngày mồng một, ngày rằm. Chỉ có vào dịp Tết, nghề trồng hoa, làng trồng hoa nơi đây mới thực sự sôi động. Bà Nguyễn Thị The, hộ trồng hoa giàu kinh nghiệm ở xóm Tân Lập 1 cho biết: nếu đúng theo quy trình thì tháng 11, tháng 12 là thời điểm đem trồng. Bắt đầu từ ngày 20/12 âm lịch trở đi đến Tết Nguyên đán sẽ đúng dịp hoa có thể cắt bán. Các hộ chủ yếu trồng hoa cúc vì đây là loại hoa hợp đất, đặc biệt là độ bền cây, bền màu của hoa cao hơn các loại hoa khác nên nhu cầu tiêu thụ lớn. Vào các dịp lễ, tết, khách rất chuộng loại hoa này. Cúc cần nhiều ánh sáng nên để đảm bảo ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, người trồng hoa dùng hệ thống điện thắp từ khi cây vừa bén rễ. Trong suốt thời kỳ chăm bón phải căn cứ những nhận định về thời tiết để điều chỉnh sao cho hoa nở đúng độ và đúng dịp.
Giờ này, người trồng hoa các xóm Tân Lập 1, Tân Lập 2 đến lúc được thở phào nhẹ nhõm bởi đúng dịp Tết, cả làng hoa đã rạng ngời sắc đỏ, sắc trắng, sắc vàng từ muôn đóa cúc, mai. Làng hoa Tân Lập đã vào xuân, các hộ chuẩn bị cắt bán lứa hoa đầu vụ mang lên tiêu thụ ở thị trường thành phố. Giá mỗi cành từ 3.000 - 12.000 đồng, tùy loại. Thị hiếu của khách thiên về cúc vàng và cúc phan hồng. Đây cũng là các loại hoa mà nhà nông Tân Lập trồng nhiều, được giá. Cũng theo các hộ có nghề trồng hoa, nghề này so với trồng rau, màu đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 lần. Cứ mỗi dịp Tết, hộ trồng vài nghìn cây cũng thu về cả chục triệu đồng. Hộ trồng nhiều thu về từ 20 - 30 triệu đồng như ông Trần Ngọc Kim, Nguyễn Giám Phái... Đáng mừng là 100% hộ theo nghề trồng hoa ở 2 xóm đều có kinh tế khá giả, ổn định. Tiêu biểu là xóm Tân Lập 2, nghề trồng hoa đã góp phần không nhỏ cải thiện bình quân thu nhập đầu người năm 2012 lên mức 20 triệu đồng/người/năm. Người trồng hoa nơi đây luôn tự hào bởi nghề này không chỉ giúp họ có đời sống sung túc mà còn tô điểm cho đời những sắc xuân.
(HBĐT) - Từ bên này của chân đèo Thung Khe tới xã Ba Khan (Mai Châu) chừng một quãng khá xa. Đi xuyên qua làn sương mờ ảo, Ba Khan dần ló rạng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, bản làng trù phú và những người thân thiện, dễ gần. Cuộc sống mới ở Ba Khan đang thay đổi thật nhiều. Bà con nơi đây với đôi bàn tay cần cù, tinh thần vượt khó, cùng sự “tiếp sức” của các dự án, chương trình đã dệt nên mùa xuân no ấm của riêng mình.
(HBĐT) - Sáng 4/2, Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh năm 2013. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố; lãnh đạo Công ty Điện lực, Truyền tải điện Hòa Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban BCĐ bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh hiện có 160 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản với 185 dự án, trong đó có 123 dự án được cấp phép khai thác còn hiệu lực và 62 dự án được cấp phép thăm dò bao gồm các lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng và xi măng, quặng sắt, vàng, đa kim, than đá, quặng antimon, đồng, kaolin, nước khoáng. Có 129 doanh nghiệp thực hiện khai, nộp các loại thuế, phí, còn 31 doanh nghiệp chưa thực hiện dự án, mới chỉ kê khai nộp thuế môn bài.
(HBĐT) - Sáng 31/1, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2013; đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Hải Thanh, Phó Tổng giám đốc Tổng CT Bưu chính Việt Nam cùng các sở, ngành hữu quan của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 28/1/2013, Sở GT-VT đã ban hành Thông báo số 76 “Về việc cấp đổi giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Thông báo nêu rõ: Sở GT-VT đã triển khai thực hiện việc lắp đặt hệ thống thiết bị theo tiêu chuẩn quy định và vận hành chạy thử nghiệm từ ngày 14/1/2013 đến nay đã đi vào ổn định và chính thức đưa vào sử dụng giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/2/2013.
HBĐT) - Sáng 30/1, tại thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT 16 tỉnh, thành phố gồm: Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Nam Định, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng, đã thực hiện ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội trong "phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật" và "sản xuất, tiêu thụ rau an toàn". Tham dự lễ ký kết, tỉnh ta có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV, Giám đốc Sở NN&PTNT.