Nông dân xã Ngọc Lương, Yên Thủy nhận bàn giao máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.
(HBĐT) - Xác định cơ giới hóa trong SXNN có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm thời vụ và tăng hệ số sử dụng ruộng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác, HND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo HND các xã, thị trấn chủ động tham mưu cho các ban, ngành chức năng đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ SX; quy hoạch vùng SX tập trung, hệ thống giao thông nội đồng...
Để khuyến khích các hộ đưa cơ giới vào SX, Hội đã triển khai hiệu quả Quyết định 179 của UBND tỉnh về hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp cho nông dân hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, HND huyện còn phối hợp với trạm KN-KL, chương trình phát triển vùng (Tầm nhìn thế giới), các DN tổ chức cho hội viên nông dân được tham quan các mô hình trình diễn các loại máy nông nghiệp, đồng thời hướng dẫn, thẩm định, giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ nông dân có nhu cầu mua máy phục vụ SX; tư vấn hướng dẫn cho nông dân các xã, thị trấn chọn lựa máy nông nghiệp phù hợp, cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành máy hay thay thế, bổ sung một số chi tiết máy cho phù hợp với khả năng tài chính, điều kiện tự nhiên và truyền thống thâm canh của địa phương. Đến nay, toàn huyện đã có 300 máy làm đất, đảm nhiệm 95% khâu làm đất của địa phương. Đồng thời, Hội phối hợp mở được 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp cho hơn 240 cán bộ, hội viên nông dân và đã hình thành hệ thống mạng lưới các cơ sở có thợ bảo hành, sửa chữa máy nông nghiệp rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp cho người sử dụng...
Việc đẩy mạnh cơ giới hoá trong SXNN ở huyện Yên Thủy không chỉ giải bài toán về thiếu lao động do một bộ phận nông dân thường xuyên đi làm ăn xa, một số người chuyển đổi sang làm nghề mới; giảm chi phí trong SX mà còn tạo tiền đề quan trọng cho các xã, thị trấn trong huyện xây dựng các vùng SXHH tập trung quy mô lớn cho thu nhập cao như cây mía, đậu, lạc, dưa hấu, bí xanh... Huyện Yên Thủy đang từng bước xây dựng những cánh đồng mẫu lớn trong SX ở các xã, thị trấn trong huyện để thuận tiện cho cơ giới hóa nông nghiệp, tăng năng suất, giá trị, tạo hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu HND huyện Yên Thủy đặt ra là tăng cường đưa máy cày công suất lớn vào khâu làm đất và thực hiện cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như phơi sấy, bảo quản, tạo sự đồng bộ trong thực hiện quy trình cơ giới hóa SXNN.
Tuy nhiên, việc đưa cơ giới hóa vào SXNN ở Yên Thủy vẫn gặp khó khăn do ruộng đất manh mún, khó dồn ô, đổi thửa để hình thành những vùng SX lớn. Ngoài ra, do không có vốn đầu tư mua sắm máy móc nên nhiều hộ vẫn chọn phương pháp thâm canh truyền thống.
Huyện Yên Thủy đã đưa ra một số giải pháp thực hiện cơ giới hóa SXNN như: tích tụ ruộng đất, hình thành những ô thửa ruộng lớn thông qua dồn điền - đổi thửa; kiến nghị với các ban, ngành chức năng được hỗ trợ lãi suất mua máy; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về dưa cơ giới hóa vào SXNN; tạo điều kiện cho nông dân được học tập thăm quan các mô hình trình diễn máy nông nghiệp cho hiệu quả cao. Ngoài kinh phí của đề án cần bổ sung ngân sách của huyện hỗ trợ cho việc áp dụng cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp; các ngân hàng trên địa bàn phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn và làm thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng do Nhà nước hỗ trợ để mua máy móc thiết bị cho các tổ chức và cá nhân. Đối với các doanh nghiệp SX, cung ứng máy móc thiết bị thực hiện cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp tăng cường phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng của tỉnh tổ chức các cuộc hội thảo, trình diễn, giới thiệu các loại máy móc thiết bị tới bà con nông dân, đồng thời phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, có các điểm sửa chữa, bảo hành thuận tiện cho người sử dụng máy; các tổ chức, cá nhân SXNN căn cứ vào nhu cầu sử dụng nghiên cứu lựa chọn chủng loại máy, phương thức thanh toán phù hợp, cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cần chủ động nguồn vốn đầu tư, sớm áp dụng cơ giới trên đồng ruộng nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Hải Linh
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ) đã xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).
(HBĐT) - Với chủ đề: “Tuổi trẻ tham gia xây dựng NTM và văn minh đô thị” cụ thể hóa bằng phương châm: “Mỗi thanh niên một phần việc, mỗi cơ sở Đoàn một công trình thiết thực tham gia xây dựng NTM và văn minh đô thị”, ngay từ những ngày đầu tháng thanh niên năm 2013, tuổi trẻ Lương Sơn đã bắt tay vào thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên thiết thực, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
(HBĐT) - Do nhiều ngày liên tiếp không mưa, nguồn sinh thủy cạn kiệt lại không có hồ, đập lớn trữ nước, sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Châu đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Thống kê từ kỳ họp kiểm điểm vùng ngày 25/3, 178,8 ha trong tổng số 900 ha lúa cấy vụ chiêm xuân của huyện đã bị hạn, nhiều diện tích thiếu nước nghiêm trọng.
(HBĐT) - Sau 3 tuần hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2013 với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã ra quân với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực.
(HBĐT) - Trong 4 ngày (từ 22 – 25/3), Hội Nông dân huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 700 hội viên nông dân huyện.
(HBĐT) - Trong 3 tháng (tính từ ngày 15/12/2012 – 15/3/2013), lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại 12 cơ sở, yêu cầu khắc phục 27 thiếu sót.