Thực hiện công tác PCLB&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”, “lực lượng tại chỗ” của huyện Lạc Thủy luyện tập phương án cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Thực hiện công tác PCLB&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”, “lực lượng tại chỗ” của huyện Lạc Thủy luyện tập phương án cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

(HBĐT) - Thuộc vùng thấp của tỉnh với địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối và dãy núi đá vôi, huyện Lạc Thủy vốn là vùng đất “chưa mưa đã úng”, một “điểm trũng” nhạy cảm có nguy cơ thiệt hại rất lớn trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, bão hàng năm. Chính vì vậy, sớm nhất so với các địa phương trong tỉnh, ngay từ giữa tháng 4, huyện Lạc Thuỷ đã chủ động triển khai công tác phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) năm 2013 nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai lũ bão gây ra.

 

Toàn huyện có 11/15 xã, thị trấn thuộc vùng ven sông Bôi, sông Đập, sông Thanh Hà. Đây là những vị trí thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi từ diễn biến mưa, lũ, bão. Đơn cử như mùa mưa năm 2012. Tuy là năm diễn biến thời tiết trên địa bàn huyện Lạc Thủy không quá phức tạp như nhiều năm trước nhưng ước tính giá trị thiệt hại do thiên tai gây cũng vào khoảng 15 tỷ đồng. Cụ thể, cuối tháng 5/2012, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài từ ngày 20-27/5 đã gây ngập úng các vùng trũng, vùng ven sông Bôi làm gần 234 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, giảm năng suất, thiệt hại ước khoảng 1,2 tỷ đồng. Tiếp đó, cơn bão số 8 đổ bộ vào địa bàn huyện từ ngày 27-29/10, cường độ bão di chuyển nhanh và phức tạp đã gây thiệt hại khá nặng nề về tài sản, khiến 56 nhà dân bị tốc mái, 11 chuồng trại bị đổ, trên 690 ha ngô, cây ăn quả và hoa màu bị thiệt hại, trên 320 ha keo, bương bị đổ gãy… Tuy không xảy ra tổn thất đáng tiếc về người nhưng tổng thiệt hại về vật chất do cơn bão số 8 gây ra ước tính khoảng trên 10 tỷ đồng. Con số này đã làm hàng nghìn hộ dân sinh sống trên địa bàn chịu ảnh hưởng.

 

Bước vào mùa mưa lũ năm nay, huyện đã chủ động triển khai công tác PCLB&TKCN với phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện mục tiêu “phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, chủ động khắc phục hậu quả nhanh chóng và hiệu quả”. Theo phòng NN&PTNT huyện, mùa mưa lũ năm nay được nhận định là có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển đông và xuất hiện rất sớm, trong đó có 5-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Riêng đối với địa bàn huyện Lạc Thủy, do hầu hết các xã, thị trấn có vị trí nằm ven sông nên ngoài ảnh hưởng của gió bão còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập lũ. Xác định rõ những khó khăn sẽ phải đối mặt, UBND huyện đã chủ động triển khai sớm kế hoạch PCLB&TKCN năm 2013. Theo đó, để sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai lũ bão gây ra, huyện triển khai công tác PCLB&TKCN năm 2013 với 15 nội dung trọng tâm. Trong đó, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB&TKCN và các tiểu ban từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị; thành lập các đội cứu hộ, cứu nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên; đồng thời, tiến hành rà soát và tiếp ứng các loại vật tư cần thiết như thuyền máy, xuồng máy, phao cứu sinh, rọ sắt, bao tải, cọc tre, đá hộc.... Đối với các xã vùng ven sông Bôi như An Bình, Khoan Dụ, Yên Bồng..., phương châm “4 tại chỗ” được đặc biệt chú trọng với quyết tâm bảo toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Công tác giao thông và thông tin liên lạc cũng đã được xúc tiến thông qua sự kết nối giữa Phòng NN&PTNT, Hạt giao thông, Bưu điện và Đài TT-TH huyện. Năm nay, cơ quan thường trực PCLB&TKCN tiếp tục đặt tại Phòng NN&PTNT huyện, trực ban 24h/24h có trách nhiệm theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết để nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện. Ngoài ra, trong những ngày mưa bão sẽ huy động nhân lực từ các xã, thị trấn để phối hợp với lực lượng thuỷ lợi làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện sự cố và ẩn hoạ để báo cáo ngay về Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện; các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, lực lượng ứng cứu toàn dân... cũng sẵn sàng tham gia theo kế hoạch. Đặc biệt, để nắm được thế chủ động, Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện Lạc Thủy yêu cầu các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, mặt trận và đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai tốt công tác PCLB của ngành, đơn vị mình, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác PCLB.

 

                                                           Thu Trang

Các tin khác

Đến nay, huyện Mai Châu đã xây dựng và duy trì được 22,5 km đường băng trắng cản lửa ở 4 xã vùng Tây Nam của huyện
Gió lốc làm thiệt hại 187 ha ngô chiêm xuân tại xã Ngọc Lương.
Công trình chống sạt lở đất, đá tại tuyến đường giao thông thủy điện Hòa Bình đang khẩn trương thi công phục vụ đảm bảo ATGT mùa mưa bão.
Cán bộ phòng NN&PTNT kiểm tra vật tư, rọ thép được tập kết trước mùa mưa lũ.

Lốc xoáy, mưa đá gây thiệt hại 21 tỷ đồng

(HBĐT) - Tin từ BCH PCLB&TKCN tỉnh cập nhật vào ngày 7/5, tổng giá trị thiệt hại do lốc xoáy, mưa đá xảy ra vào các ngày 17, 23, 24/4 trên địa bàn 3 huyện Tân Lạc, Yên Thủy và Mai Châu là 21 tỷ đồng.

Cấp thiết phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và rầy lứa 3 

(HBĐT) - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa có thông báo khẩn số 116/BVTV-KT ngày 24/4/2013 về việc cấp thiết phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 và rầy lứa 3 hại lúa vụ chiêm xuân năm 2013. Theo đó nhấn mạnh: Điều kiện thời tiết và cây trồng hiện nay rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ lứa 3, rầy lứa 3 phát sinh, gây hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa thời gian tới nếu không phòng trừ kịp thời.

19 cơ sở trồng trọt chưa đáp ứng quy định sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản vừa tiến hành kiểm tra việc đảm bảo ATTP tại 29 cơ sở trồng rau trên địa bàn toàn tỉnh.

Cần nâng cao hơn nữa ý thức PCCCR của người dân

(HBĐT) - Năm 2012, trên địa bàn TPHB đã xảy ra 2 vụ cháy rừng, thiệt hại 0,4 ha rừng trồng 3 năm tuổi. Gần đây nhất là vụ cháy thảm thực vật (cành, ngọn) sau khai thác rừng keo vào ngày 21/3. Nguyên nhân cháy chủ yếu được xác định do bất cẩn trong việc sử dụng lửa trong rừng. Ngay khi xảy ra cháy, nhân dân đã phát hiện và báo kịp thời cho chính quyền địa phương. Các lực lượng kiểm lâm, công an, dân quân tự vệ phường được huy động cùng phối hợp tham gia chữa cháy dập tắt đám cháy, không để cháy lan sang các cánh rừng lân cận.

Đề phòng diễn biến thời tiết cực đoan

(HBĐT) - Mới bước sang hè, tại một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện hiện tượng biến đổi thời tiết cực đoan như: dông, lốc xoáy, mưa đá, sét… Diễn biến mùa mưa bão và những cảnh báo trong thời gian tới là vấn đề rất đáng lưu tâm. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh xung quanh vấn đề trên.

Thử nghiệm thành công 2 mô hình canh tác sắn bền vững

(HBĐT) - Ngày 3/5, tại hội trường UBND huyện Lạc Sơn, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả dự án “xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững” tại xã Hương Nhượng. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Lung, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia, chương trình dự án nhỏ quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam; lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&CN, TN&MT, KH&ĐT; lãnh đạo huyện Lạc Sơn và đại biểu các huyện, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục