Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc kiểm tra kho vật tư ứng phó với thiên tai, lũ bão.

Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc kiểm tra kho vật tư ứng phó với thiên tai, lũ bão.

(HBĐT) - Là huyện vùng cao có địa hình đồi, núi dốc, sông, suối nhiều, Đà Bắc dễ xảy ra nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, chia cắt các KDC trong mùa mưa bão. Những năm qua, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão, lũ xảy ra với cường độ mạnh và ngày càng phức tạp. Năm 2012, trên địa bàn huyện đã xuất hiện những diễn biến bất thường của thời tiết gây ra những cơn mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc, sấm sét trên diện rộng đã làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

 

Ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN& PTNT, Phó Ban chỉ huy PCLB huyện cho biết: Trong tháng 4/2012, mưa lớn kèm lốc xoáy cục bộ đã làm tốc mái 55 nhà dân, 1 trung tâm học tập cộng đồng, 1 trường học tại các xã Cao Sơn, Hào Lý và làm cho 56 ha ngô, 500 m2  lúa bị đổ gẫy, cuốn trôi. Tháng 5/2012, tại xã Tu Lý, sấm sét đã đánh chết 1 người dân khi đang ngồi trong căn nhà gỗ, lợp ngói. Đến tháng 6, mưa kèm theo lốc trên vùng hồ sông Đà gây lật 1 thuyền tại xóm Phủ, xã Toàn Sơn làm 1 người chết. Vào tháng 8, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn trên diện rộng làm 1 người bị thương; tốc mái, hư hỏng 208 nhà; sập 4 nhà và thiệt hại 66,5 ha mía, dong riềng, sắn, ngô, lúa; đổ 1 cột điện hạ thế. Ngoài ra, mưa lũ còn làm hư hỏng một số tuyến đường giao thông trên tuyến 433, liên xã, xóm, kinh phí khắc phục 400 triệu đồng. Năm 2013, dự báo tình hình thiên tai, bão, lũ sẽ có nhiêu diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi các cơ quan chức năng và người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh.

 

Để chủ động ứng phó trong mọi tình huống khi lũ bão, thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, trong tháng 4, UBND huyện đã có Chỉ thị số 04 về công tác phòng, chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai và TKCN. Mục tiêu phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện cho công tác phòng tránh và sẵn sàng ứng phó. Huyện đã kiện toàn Ban chỉ huy và chỉ đạo triển khai công tác PCLB đến từng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị sát với điều kiện thực tế. Theo đó, các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra các hồ, đập, công trình giao thông, phát hiện những ẩn họa để xây dựng phương án bảo vệ, ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Các dự án, công trình đang thi công phải đẩy nhanh tiến độ, nhất là các hạng mục dưới nước cần hoàn thành sớm để đảm bảo chống lũ. Các xã ven hồ sông Đà có học sinh đi học bằng thuyền và các hộ làm nghề đánh bắt cá phải thường xuyên kiểm tra, quản lý tốt thuyền bè. Nghiêm cấm thuyền bè hoạt động không đảm bảo điều kiện an toàn; không hoạt động xa bờ khi có mưa to, gió lớn, có nơi neo đậu và các dụng cục ứu hộ như áo phao, phao tròn, dây néo… Theo dõi diễn biến tình hình sạt lở tại các khu vực ven sông, suối, đồi để kịp thời cảnh báo cho nhân dân biết, có phương án di dời khi cần thiết. Kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm Pháp lệnh phòng, chống lụt bão, cố tình lấn chiếm hành lang an toàn đập, làm cản dòng chảy các công trình thoát lũ. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực 24/24 h, sẵn sàng cơ động, ứng phó khi thiên tai xảy ra.

 

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, đến nay, tất cả 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng được phương án phòng, chống lũ bão và rà soát các điểm nguy hiểm, xung yếu. Trong đó, vùng trọng điểm tập trung tại 7 điểm trên tuyến đường 433 các xã: Tân Minh, Giáp Đắt, Đồng Nghê, Suối Nánh, Toàn Sơn. Từ trục đường 433 vào các xã có đến khoảng 40 điểm nguy hiểm sạt lở. Ngoài ra, đường ngầm đi qua xã Tân Pheo (Thùng Lùng – Bon), Giáp Đắt (Thày Lày – Thu Lu) và nhân dân sống ven các suối như: suối Chum qua các xã Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt; suối Chầm, suối Láo qua xã Tân Minh; suối Cái qua xã Tu Lý… rất nguy hiểm khi có mưa lớn vì nước chảy xiết. Các xã vùng hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa cũng nằm trong vùng trọng điểm nguy hiểm cần cảnh giác cao.

 

Theo Trưởng phòng NN&PTNT Phạm Minh Sơn, thực tế trong công tác PCLB những năm qua cho thấy, nhận thức của nhân dân, kể cả một số cán bộ về thiên tai còn hạn chế. Việc sử dụng thuyền bè còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động phòng, tránh ngay cả khi đã có thông tin cảnh báo. Công tác tuyên truyền thiếu tính hệ thống, chủ yếu trên phương tiện thông tin đại chúng. Song, Đà Bắc lại chưa phủ sóng hết các vùng dân cư. Người dân lại ít quan tâm đến dự báo thời tiết. Bên cạnh đó, công tác quản lý rừng đầu nguồn chưa tốt. Quy hoạch, xây dựng một số công trình chưa tính đến sự cố nếu thiên tai xảy ra. Trang thiết bị phục vụ PCLB còn hạn chế, thông tin báo cáo chậm…  Đó là những hạn chế cần được khắc phục mới thực hiện được mục tiêu PCLB của huyện.

 

 

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Huyện Mai Châu tổ chức Hội thi tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng bằng hình thức sân khấu hóa.
Một trận thi đấu tại cuộc thi.
Các chuyên gia trực tiếp trả lời những câu hỏi của phóng viên liên quan đến đất đai và dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Đoàn công tác đi kiểm tra địa phận thôn Tiền Phong, xã Yên Bồng. Địa điểm này hàng năm thường bị ngập lụt nặng khi lũ sông Bôi dâng cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của hơn 30 hộ dân sinh sống trên địa bàn.

Lạc Thuỷ chủ động phòng chống lũ bão

(HBĐT) - Thuộc vùng thấp của tỉnh với địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối và dãy núi đá vôi, huyện Lạc Thủy vốn là vùng đất “chưa mưa đã úng”, một “điểm trũng” nhạy cảm có nguy cơ thiệt hại rất lớn trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, bão hàng năm. Chính vì vậy, sớm nhất so với các địa phương trong tỉnh, ngay từ giữa tháng 4, huyện Lạc Thuỷ đã chủ động triển khai công tác phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) năm 2013 nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai lũ bão gây ra.

Xây dựng được 33,5 km đường băng cản lửa

(HBĐT) - Thời gian qua, Lực lượng kiểm lâm đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các huyện Mai Châu, Kỳ Sơn, Cao Phong và Lạc Thủy vận động nhân dân các xã có rừng, các chủ rừng làm thêm 8 km đường băng trắng cản lửa, trong đó, Kỳ Sơn 3 km tại xã Độc Lập; huyện Mai Châu 2 km tại xã Phiềng Vế; huyện Cao Phong 01 km tại xã Thu Phong; huyện Lạc Thủy 2 km tại xã Hưng Thi.

Yên Thủy khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

(HBĐT) - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) Bùi Ngọc Tiện cho biết: Đợt gió lốc vừa qua làm sập 2 nhà bếp vách đất, 2 nhà ở xây bằng đá, vôi vữa đã xuống cấp ở xóm Trường Sơn, Trường Long, Hồ 1.

Chủ động phương án đảm bảo giao thông mùa mưa bão

(HBĐT) - Đã bước sang mùa mưa bão, để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, giảm thiệt hại thiên tai về người, tài sản, ngành GT-VT đã chủ động triển khai phương án PCLB & TKCN.

Cao Phong đề cao tính chủ động trong phòng - chống lũ, bão

(HBĐT) - Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Diễn biến thời tiết cực đoan và ngày càng thất thường. Nhiều khả năng sẽ có mưa lớn từ tháng 6 đến hết tháng 9. Huyện đã sớm kiện toàn BCH PCLB&TKCN, tổ chức rà soát triển khai phương án PCLB&TKCN, giao nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh vực thực hiện phương châm chủ động “4 tại chỗ”, tổ chức ứng trực thường xuyên, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện để có thể xử lý khẩn trương những tình huống bất ngờ, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Lốc xoáy, mưa đá gây thiệt hại 21 tỷ đồng

(HBĐT) - Tin từ BCH PCLB&TKCN tỉnh cập nhật vào ngày 7/5, tổng giá trị thiệt hại do lốc xoáy, mưa đá xảy ra vào các ngày 17, 23, 24/4 trên địa bàn 3 huyện Tân Lạc, Yên Thủy và Mai Châu là 21 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục