Đến 0h ngày 24/6, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, tại huyện Cát Hải, Hải Phòng đã có 450 mét đê bị sóng đánh gây sạt lở nặng, gió hất tung mái hàng trăm ngôi nhà. 100m đê bao ở bờ biển khu du lịch Đồ Sơn cũng bị sạt sở.
Ngoài ra do sóng đánh cao trên 5 mét nên đã có một tàu của ông Trịnh Văn Sinh, ở phường đông Hải bị đánh chìm.
Thông tin từ đồn biên phòng Bạch Long Vĩ cho biết, đã có một xe ô tô chở dây để chằng buộc tàu về nơi trú bão gặp gió to và sóng đánh nên bị lật xuống cầu cảng Đình Vũ. Rất may các chiến sĩ biên phòng đã cứu được người trong xe.
Tại huyện đảo Cát Hải sóng biển to kết hợp triều cường dâng đã cô lập các khu dân cư Gia Lộc, Tiến Lộc, Hải Lộc... Đồn biên phòng Cát Hải đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức di dân cho gần 1.800 người trong diện phải di dời về vị trí an toàn. Tuy nhiên một số người dân vẫn cố tình xuống bè nuôi trồng thủy sản, đồn biên phòng đã tiến hành cưỡng chế để buộc họ về nơi an toàn.
Theo ghi nhận của phóng viên, một số nơi trên địa bàn Hải Phòng, đặc biệt là khu vực ven sông, biển, nước dâng cao, tràn cả vào nhà dân khi họ chưa kịp di dời đồ đạc. Nhiều khu nước ngập sâu gần 1m, gây khó khăn trong đi lại cũng như sinh hoạt cho người dân.
Trước đó 18h chiều 23/6, tại Hải Phòng tình trạng ngập lụt đã lan ra trên diện rộng. Mặc dù chưa có mưa lớn nhưng do triều cường dâng cao khoảng 4 - 5 mét, sóng đã đánh tràn qua hàng ngàn km đê bao, tràn vào đất liền gây ngập lụt trên diện rộng.
Điều đáng nói, tại Hải Phòng, người dân vẫn rất coi thường tác hại của bão lũ. Khi gió đã rít mạnh, trên hệ thống loa phát thanh đã chuyển đi những thông tin về cơn bão số 2 với những diễn biến phức tạp, rất nhiều người dân Hải Phòng vẫn vô tư đổ xô ra Đồ Sơn... xem bão.
Tại khu 1 và khu 2 của Đồ Sơn, nhiều thanh thiếu niên tỏ ra thích thú khi đứng trước ngọn sóng cao hơn 5 mét để chụp ảnh, đưa lên trang mạng xã hội facebook, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều gia đình còn chở cả con trẻ ra sát bờ kè để chụp ảnh và chứng kiến những ngọn sóng hung dữ đổ ập vào bờ. Trong khi họ đang mải hồ hởi với những đợt sóng dữ thì trong thành phố, nước đã bao phủ hết các ngả đường.
Theo Báo Dantri
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị cây giống, mặt bằng và nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng năm 2013.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện Đà Bắc trồng được 450 ha rừng (nhân dân tự trồng 430 ha), đạt 45% kế hoạch, bằng 64% so với cùng kỳ. Các dự án, doanh nghiệp, địa phương và nhân dân đang tích cực chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng vụ hè thu theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất giống cây mỡ bản địa tại xã Tân Pheo.
(HBĐT) - Là một trong những xã của huyện Lương Sơn có địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều năm qua, xã Hòa Sơn đã trở thành điểm đến khá hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đến nay, toàn xã có trên 24 dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư với tổng nguồn vốn lên tới trên 2.000 tỷ đồng. 16 dự án đã được GPMB, bàn giao cho nhà đầu tư với diện tích 153,7 ha, chiếm 6,43% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Còn lại 8 dự án với diện tích 80,17 ha trong tình trạng khó GPMB để bàn giao theo quy định.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã không xảy ra vụ việc phức tạp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cơ bản đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Kết quả đó đã thể hiện hiệu quả cũng như sự cần thiết của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.
(HBĐT) - Ngày 18/6, đoàn kiển tra của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN) tổ chức kiểm tra Nhà nước về lĩnh vực đo lường tại Điện lực Lạc Thuỷ.
(HBĐT) -Sáng 17/6, tại sở KH&CN, đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác KH&CN 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo một số sở, ban, ngành.