Ban Chỉ đạo 137 tỉnh triển khai kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013.

Ban Chỉ đạo 137 tỉnh triển khai kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013.

(HBĐT) - Trước thực trạng các công trình đường bộ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do xe ô tô quá khổ, quá tải gây ra. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GT-VT, Bộ CA đã có Công điện và một số văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường xử lý đối với các xe ô tô chở hàng quá tải trọng tham gia giao thông trên đường bộ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Anh Quý, Phó Giám đốc Sở GT-VT, đồng trưởng BCĐ Quy chế liên ngành 137 tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013 được triển khai như thế nào?

 

Đồng chí Phạm Anh Quý: Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng; các công văn  của Bộ GT-VT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường xử lý đối với  các xe ô tô chở hàng quá tải trọng tham gia giao thông trên đường bộ và Kế hoạch đảm bảo TTATGT năm 2013 của Ban ATGT tỉnh. 

 

Với chức năng là cơ quan thường trực của BCĐ Quy chế liên ngành 137 tỉnh trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, Sở GT-VT phối hợp với Ban ATGT các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, doanh nghiệp khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện; khổ giới hạn của cầu, đường bộ. Che phủ bạt đầy đủ khi tham gia giao thông. Chấp hành nghiêm sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng về việc kiểm tra tải trọng phương tiện trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ. Qua đó nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của đội ngũ lái, phụ xe, tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong dư luận xã hội, cũng như tạo sự chuyển biến trong nhận thức chung của nhân dân về tác hại của xe quá tải đối với tuổi thọ của công trình đường bộ. Bên cạnh đó, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng liên ngành được công bố rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.

 

Về công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, Sở GT-VT đã phối hợp với CA tỉnh ban hành Kế hoạch số 565 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013. Theo đó, tổ công tác liên ngành với 21 CBCS thuộc các lực lượng TTGT, CSGT, Cảnh sát QLHC về TTXH, CA huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Đội Thanh tra đường bộ I-01 (Thanh tra Tổng cục Đường bộ) đã được thành lập. Lực lượng liên ngành được chia làm 3 ca/ngày và thực hiện nhiệm vụ 24/24h.

 

Nội dung kiểm tra gồm: xe ôtô tải, xe ôtô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc, xe ôtô chở container, chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và BVMT hoặc chở hàng vượt tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường; xe ôtô vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng... vi phạm các quy định tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Thông qua kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trên, nếu phát hiện các hành vi vi phạm khác thì tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết lộ trình thực hiện việc kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013?

 

Đồng chí Phạm Anh Quý:  Trong năm 2013 sẽ tập trung triển khai thực hiện tháng 7 đến tháng 12/2013 trên 2 tuyến đường trọng điểm là QL 6 và tuyến đường Hồ Chí Minh.

 

Giai đoạn I, trong tháng 7/2013, sau khi xác định rõ hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu phương tiện vi phạm quay chở lại nơi xuất phát, hoặc chở lại nơi lấy hàng để hạ bớt phần tải trọng theo đúng quy định. Đối với những ô tô chở hàng quá tải, quá khổ, gồm hàng đông lạnh, container có kẹp chì (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành), xe téc, cấu kiện thiết bị không thể tháo rời, hàng thực phẩm tươi sống nếu phạm lần thứ nhất, lực lượng liên ngành lập biên bản, xử phạt theo quy định nhưng không hạ tải, yêu cầu viết cam kết không vi phạm lần thứ 2 và cho phương tiện tiếp tục đi. Vi phạm lần thứ hai sẽ xử lý theo đúng quy định.

 

Giai đoạn II, từ tháng 8 đến tháng 12/ 2013, sau khi xác định rõ hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính tiến hành hạ tải theo quy định. Việc hạ tải phải được ghi nhận bằng biên bản hạ tải do tổ công tác liên ngành xác lập. Quá trình thực hiện, lái xe, chủ xe vi phạm có trách nhiệm quản lý phương tiện, tài sản trên xe tại bãi do tổ công tác liên ngành hướng dẫn. Mọi chi phí liên quan đến công tác hạ tải do chủ phương tiện vi phạm tự chi trả. Ngay trong ngày ra quân đầu tiên (9/7/2013), tổ liên ngành đã lập biên bản xử lý 19 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt trên 56 triệu đồng. Qua đó, xe quá khổ, quá tải tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.

 

Với sự ra quân đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ tích cực của nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng, chắc chắn công tác quản lý, xử lý xe quá khổ, quá tải tham gia giao thông sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, góp phần bảo vệ công trình đường bộ và giảm thiểu nguy cơ gây TNGT và ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.

 

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí.

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
ĐVTN và sinh viên tình nguyện vận chuyển đá từ dòng suối xóm Vó Khang lên đắp đường giao thông.
CB-CS Công an huyện Kỳ Sơn hướng dẫn công tác phòng - chống cháy nổ cho công nhân Công ty CP TM - ĐT Nguyên liệu mới.
Đồng chí Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN - MT trả lời chất vấn.

Áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão Cimaron

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, sáng nay, 17-7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Cimaron. Hồi 7 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Lu-dông (Philippines).

Chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng khá lớn để phát triển nghề nuôi thuỷ sản. Toàn tỉnh hiện có 5 con sông chảy qua với tổng chiều dài gần 400 km và gần 500 km suối nhỏ. Riêng sông Đà có chiều dài 80 km chạy qua tỉnh ta, với diện tích gần 9.000 ha mặt nước.

Công trình nước sinh hoạt đầu tư gần 1 tỷ đồng chưa phát huy tác dụng

(HBĐT) - Công trình nước sinh hoạt thôn Chỉ Ngoài, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011 từ nguồn vốn 134 với tổng kinh phí 800 triệu và được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2011, công trình sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho 114 hộ dân thôn Chỉ Ngoài và 1 trường mầm non, nhà văn hoá thôn. Tuy nhiên, hiện nay, dù công trình vẫn đang hoạt động nhưng chất lượng nguồn nước từ lâu đã không bảo đảm.

Yên Thủy: Gần 700 lượt người được chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, huyện Yên Thủy đã tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Trạm KN – KL đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trồng khảo nghiệm một số loại cây trồng cho năng suất cao, như giống ngô B265 cho năng suất 63tạ/ha, ngô B21 cho năng suất 60 tạ/ha, cao gấp 1,6 lần so với năng suất trung bình vụ ngô đông xuân toàn huyện.

Hội NCT tỉnh tham gia tập huấn công tác xây dựng NTM và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Vừa qua, 28 cán bộ Hội Người cao tuổi tỉnh, huyện, thành phố và cơ sở, tham gia tập huấn công tác xây dựng NTM và bảo vệ môi trường do T.Ư Hội NCT Việt Nam tổ chức tại thành phố Lào Cai, gồm 8 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên và Tuyên Quang.

Hội thảo mô hình ươm cây mỡ bản địa tại xã Tân Pheo

(HBĐT) - Ngày 10/7, Phòng NN&PTNT huyện Đà bắc đã tổ chức hội thảo mô hình vườn ươm cây mỡ bản địa. Mô hình được triển khai tại xóm Than, xã Tân Pheo với quy mô 1.000 m2, đáp ứng khoảng 13 vạn cây giống. Cây mỡ có khả năng thích ứng thời tiết khí hậu, chu kỳ cho khai thác ngắn, là cây bản địa có giá trị kinh tế cao gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, làm ván dăm, gỗ lớn được dùng để làm nhà cửa….

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục