Bể chứa nước xã Hào Lý xây dựng không đúng chỗ nên không đảm bảo vệ sinh, đến nay không còn sử dụng.
(HBĐT) - Là một xã thuần nông, TTCN, ngành nghề phụ chưa được manh nha, thế nhưng những năm gần đây Hào Lý (Đà Bắc) rơi vào tình trạng nước sạch - vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nguyên nhân được xác định rõ một phần là do điều kiện địa lý, phần nữa là do sự thiếu ý thức của người dân.
Đồng chí Đinh Văn Thuỷ, Bí thư Đảng uỷ xã Hào Lý bộc bạch: Do điều kiện địa lý, từ trước tới nay, Hào Lý chưa bao giờ đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu. Xã có 9 xóm, hơn 400 hộ dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng hàng năm chỉ gieo trồng được 236 ha (cả 2 vụ), riêng vụ đông không thể thâm canh được vì khô hạn. Về nguồn nước sinh hoạt, khi các công trình nước do Nhà nước đầu tư hậu thời kỳ di chuyển vùng lòng hồ sông Đà xuống cấp, không sử dụng được nữa người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan. Về cơ bản lượng, nước đủ dùng cho sinh hoạt nhưng chất lượng nước không đảm bảo. Trước đây, người dân đã cảm nhận được điều này khi uống nước ở một vài giếng khoan có vị chát, sạn. Chỉ sau khi có 2 cán bộ của Bộ Tài nguyên- Môi trường về xã lấy mẫu nước dùng máy móc để kiểm nghiệm ở một vài giếng khoan mới biết: hầu hết nước ở các giếng khoan đều nhiễm Cacbonat Canxi cao. Trong đó 1 giếng khoan ở thôn Quyết Chiến có tỷ lệ Cacbonat Canxi lên tới 50% trong thành phần của nước; một số giếng nhiễm chất hữu cơ. Sau khi tiến hành kiểm nghiệm, đưa ra kết quả cụ thể, 2 kỹ sư đã đưa ra lời khuyến cáo người dân không nên tiếp tục sử dụng giếng nước có nhiễm Cacbonat Canxi cao ở thôn Quyết Chiến. Ở một số giếng nước khác nếu sử dụng cần phải đưa qua bể lọc. Tuy nhiên, vì điều kiện đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, hơn nữa, vì chưa thấy rõ tác hại từ nguồn nước sinh hoạt gây ra nên cho đến nay, hầu hết các hộ gia đình đều chưa đầu tư bình, bể lọc nước.
Bên cạnh nỗi lo về nguồn nước sinh hoạt, những người có trách nhiệm trong cộng đồng làng, xã ở Hào Lý còn canh cánh một nỗi lo khác là: tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Sự ô nhiễm này phát sinh từ sự thiếu ý thức, trách nhiệm của chính người dân. Cũng như nhiều xã vùng nông thôn khác, đến nay, Hào Lý chưa quy hoạch bãi rác chung và cũng chưa có tổ thu gom rác thải nên các hộ gia đình tự do xả thải ra quanh nhà. Có nhiều loại rác như nilon, kim loại… không thể tự tiêu được chất đống ngày càng nhiều thêm. Một tình trạng đáng lo ngại là sự ô nhiễm từ thuốc BVTV. Đồng chí Đinh Văn Thuỷ, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Hào Lý vốn ít ruộng nên bà con chủ yếu trồng ngô và mía. Mấy năm gần đây, để rút gọn quy trình chăm bón, người dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ để phun trên các thửa ruộng lúa và hoa màu. Cho đến nay có thể khẳng định ở Hào Lý nhà nhà sử dụng thuốc diệt cỏ. Làm một phép tính đơn giản, đồng chí Thuỷ chỉ ra rằng, mỗi vụ, đất Hào Lý phải chứa trên 400 lít thuốc diệt cỏ, đã là hoá chất ắt phải có độc hại. Cụ thể là ngay trên bao bì sản phẩm cũng đã có ghi hướng dẫn cách sử dụng kèm theo khuyến cáo: chỉ trồng, cấy trên vùng đất đã được phun thuốc từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhiều bà con nông dân không tuân thủ những quy định đó. Khi phun thuốc không mặc đồ bảo hộ lao động, chỉ đeo chiếc khẩu trang sơ sài. Đất vừa được phun thuốc xong đã tiến hành cày, xới, gieo trồng. Bao bì sản phẩm sau khi sử dụng xong được vứt bừa bãi trên bờ ruộng, khi có cơn gió đến thổi bay khắp nơi. Thấy rõ nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, giống nòi từ việc sử dụng tràn lan, bừa bãi thuốc BVTV như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng… cấp uỷ , chính quyền xã đã tích cực truyên truyền đến người dân nhưng hiệu quả không được như mong muốn.
Hiện tại, Hào Lý đã, đang đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM. Để vơi đi nỗi lo về nước sạch, vệ sinh môi trường, đại diện Đảng , chính quyền xã đã nêu lên mong muốn được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ công trình nước sạch đến các KDC. Có hướng dẫn, quy định cụ thể về việc sử dụng thuốc BVTV. Nên ban hành quy định cấm sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ lâu dài cho chính những người dân.
Thuý Hằng
(HBĐT) - Vào hồi 17h57’ ngày 21/7, tại khu chứa phế thải của Công ty TNHH Hoàng Long tại khu I, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã xảy ra cháy thùng dầu thải, 1.000 lít. Được biết, trong khu vực này có 10 thùng dầu.
(HBĐT) - Trước thực trạng các công trình đường bộ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do xe ô tô quá khổ, quá tải gây ra. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GT-VT, Bộ CA đã có Công điện và một số văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường xử lý đối với các xe ô tô chở hàng quá tải trọng tham gia giao thông trên đường bộ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Anh Quý, Phó Giám đốc Sở GT-VT, đồng trưởng BCĐ Quy chế liên ngành 137 tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh năm 2013.
(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, ngành NN&PTNT đã xây dựng được 54 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi; mở trên 500 lớp tập huấn KHKT, gần 100 lớp IPM cho hơn 60.000 lượt hộ nông dân tham gia.
(HBĐT) - Ngày 18/7, tại xóm Vó Khang, xã Kim Tiến (Kim Bội) đã diễn ra hoạt động tình nguyện "tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM" của hơn 200 ĐV-TN xã và 30 sinh viên tình nguyện trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có hai KCN lớn và nhiều CCN nhỏ với hơn 20 doanh nghiệp đang SX-KD trên địa bàn với nhiều ngành nghề, trong đó có nhiều ngành công nghiệp nặng như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, chế biến lâm sản là những nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XV, đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung trả lời chất vấn được nhiều bạn đọc quan tâm.