Nông dân xã Sào Báy (Kim Bôi) tập trung chăm sóc diện tích lúa bị nhiễm bệnh vụ hè - thu năm 2013. Ảnh: B.Minh
(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng liên tiếp của hoàn lưu bão số 5, số 6 gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, tính đến ngày 10/8, toàn tỉnh có trên 300 ha lúa và trên 200 ha cây màu bị ngập úng. Để giảm thiểu mức độ thiệt hại do mưa bão gây ra đối với sản xuất, các địa phương cần khẩn trương triển khai các biện pháp chăm sóc, tăng khả năng phục hồi cho các loại cây trồng, nhất là các diện tích bị ngập và nhiễm bệnh do ảnh hưởng của mưa, bão gây ra
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến ngày 10/8, toàn tỉnh có trên 23.780 ha lúa vụ mùa và trên 15.400 ha cây màu vụ hè - thu. Các địa phương đang tích cực làm cỏ đợt 2 cho diện tích lúa vụ mùa, tiếp tục trồng, chăm sóc cây màu vụ hè - thu, đồng thời tăng cường kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, nhất là các công trình kè, đê, đập, hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong và sau mùa mưa, bão.
Trong các ngày từ 3 - 10/8, do chịu ảnh hưởng liên tiếp của hoàn lưu bão số 5 và số 6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập úng cho trên 500 ha lúa và cây màu vụ mùa, hè - thu. Tình trạng ngập úng xảy ra chủ yếu tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy và Kim Bôi. Để kịp thời khôi phục sản xuất và hỗ trợ người nông dân bảo toàn thành quả lao động của mình, ngày 11/8, Chi cục Bảo vệ thực vật đã gửi các huyện, thành phố Công văn số 239 đề nghị phòng NN&PTNT các huyện và phòng kinh tế thành phố khẩn trương chỉ đạo cơ sở, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cây trồng sau mưa, bão.
Tại những diện tích lúa giai đoạn phân hóa đòng, ôm đòng bị ngập, khi nước rút đến đâu chủ động té nước rửa bùn đất trên lá lúa đến đó; khi nước rút hở 15-20 cm ngọn lá, dùng phân bón lá phun 1-2 lần cách nhau 4-5 ngày (lưu ý sử dụng những loại phân bón lá có chứa các chất vi lượng như Fe, Bo, Mn, Si...), kết hợp sục bùn để tăng ôxy cho lớp đất mặt giúp cây nhanh chóng phục hồi. Trên những diện tích lúa trà muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh, đứng cái bị ngập lâu ngày khiến hầu hết các lá bị úa vàng, thối hỏng, cần tháo nước ra khỏi ruộng, dùng phân bón lá phun ướt gốc và phần thân lúa còn xanh, kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây nhanh chóng phục hồi, sau đó chăm bón, điều tiết nước bình thường.
Tại những diện tích ngô, mía bị đổ ngả cần tiến hành dựng cây càng sớm càng tốt ngay khi đất còn ướt để hạn chế đứt rễ, héo cây, kết hợp xới phá váng, vun gốc, nạo vét rãnh để thoát nước tốt. Tại những diện tích ngô trà muộn giai đoạn cây con bị ngập, cần xới phá váng và vun gốc ngay khi nước rút, làm rãnh thoát kết hợp bón bổ sung phân lân để tránh bệnh huyết dụ. Đối với các loại cây ngắn ngày khác, cần tiêu nước kịp thời, làm rãnh thoát nước. Với những diện tích còn khả năng hồi phục cần xới nhẹ để phá váng lớp đất mặt, kết hợp phun những phân bón lá có các chất vi lượng (Si, Bo, Mn, Fe, Mg), khi cây hồi xanh thì chăm sóc bình thường.
Chi cục BVTV khuyến cáo: Đối với những diện tích lúa, màu không thể tiêu thoát nước do bị ngập lâu ngày dẫn đến cây đã bị chết, các địa phương cần vận động nông dân cày bừa, dọn sạch tàn dư khi điều kiện thời tiết cho phép và tiến hành trồng mới các loại cây vụ thu đông (ngô, đậu tương).
Thu trang
(HBĐT) - Ngày 12/8, Chi cục BVMT tỉnh đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập (12/8/2008 – 12/8/2013). Đại diện nhiều ban, ngành, hội, đoàn thể đã tới dự, chia vui, chúc mừng Chi cục.
(HBĐT) - Ngày 11/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, tại huyện Tân Lạc, công trình hồ đập Nghẹ, xã Lỗ Sơn bị lún mặt tràn, nghiêng lún tường bên tạo vệt nứt ở vài chỗ. Tại xóm Dồ, xã Nam Sơn có 4 nhà dân đang sống ngay tại khu vực sạt lở nguy hiểm.
(HBĐT) - Để có cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm nhằm theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, ngày 25/7/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thực hiện cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT trên địa bàn tỉnh năm 2012, kết quả như sau:
(HBĐT) - Theo tin từ Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Đà Bắc, do ảnh hưởng bão số 6, trên địa bàn xảy ra mưa to đến rất to làm hầu hết các tuyến đường liên xã bị sạt lở cục bộ; 13 nhà dân bị tốc mái (3 nhà dân ở xã Suối Nánh, 1 nhà dân xã Mường Chiềng, 8 nhà dân xã Đồng Nghê và 1 nhà dân xã Tu Lý); 1 thuyền máy trọng tải 2 tấn bị cuốn trôi, 12 ha ngô ở xã Suối Nánh bị gẫy đổ, đất đá vùi lấp. Hiện tại, các điểm sạt lở trên các tuyến đường liên xã đã huy động nhân lực và phương tiện xử lý hót dọn đảm bảo việc đi lại cho nhân dân. Cấp ủy, chính quyền địa phương có nhà dân bị tốc mái đã triển khai các biện pháp hỗ trợ nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả và tìm kiếm, trục vớt thuyền bị nạn.
(HBĐT) - Ngày 9/8, do có đường giao thông cắt ngang vào xóm 1, 2 xã Sủ Ngòi làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát lũ của suối Chăm khiến hơn 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và ruộng sản xuất bị úng ngập nhiều giờ. Để xử lý cấp bách, từ 13 giờ 30 phút chiều nay (ngày 9/8), trạm bơm Quỳnh Lâm đã vận hành hệ thống bơm động lực hết công suất với 9/9 tổ máy, công suất 9.000 m3/giờ.
(HBĐT) Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố cho biết: Hiện nay, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn hại lúa vụ mùa xuất hiện và nguy cơ gây hại mạnh hơn trên nhiều diện tích lúa vụ mùa trà sớm. Diễn biến này đòi hỏi các địa phương phải cấp thiết triển khai các biện pháp ngăn chặn, phòng trừ. Đặc biệt đối với các diện tích đã bị nhiễm bệnh, cần kịp thời sử dụng thuốc hóa học để phun trừ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, áp dụng sai biện pháp khiến bệnh lây lan thành dịch trên diện rộng.