Điểm sạt lở ở km 432+900 qua huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) vẫn còn ngổn ngang đất đá gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân huyện Tây Giang về đồng bằng.

Điểm sạt lở ở km 432+900 qua huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) vẫn còn ngổn ngang đất đá gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân huyện Tây Giang về đồng bằng.

Do bão số 11 gây mưa lớn, đường Hồ Chí Minh đoạn qua phía tây tỉnh Quảng Nam thuộc hai huyện Đông Giang và Tây Giang có năm điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông.

 

Ông Nguyễn Gia Phong, Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng, cho biết: Tại huyện Đông Giang có hai điểm sạt lở là: Km 441+700, km 443+000 và ba điểm sạt lở tại địa bàn huyện Tây Giang là: km 429+400, 432+900, 433+600, với tổng khối lượng đất đá đổ ra lòng đường Hồ Chí Minh ước tính khoảng 2500m3.

Hai ngày qua, đơn vị đã huy động gần 15 máy ủi, xe xúc, xe ben các loại và hơn 60 cán bộ, công nhân lao động liên tục khẩn trương san ủi khối lượng đất đá, giải phóng lòng đường, bảo đảm thông xe thông suốt.

Đến chiều ngày 15-10, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua phía tây tỉnh Quảng Nam đã được thông xe một chiều. Dự kiến, sau một tuần nữa tuyến đường trên mới hoàn toàn thông xe hai chiều an toàn.

 


Một đoạn đường sạt lở vừa được san ủi đất đá.


Đường Hồ Chí Minh tại km 433 + 600 đoạn qua huyện Tây Giang (Quảng Nam) bị sạt lở vừa được xe máy Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Nam-Đà Nẵng san ủi thông xe tạm chiều ngày 15-10.


Điểm sạt lở ở km 432+900 qua huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) vẫn còn ngổn ngang đất đá gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân huyện Tây Giang về đồng bằng.

 

                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tại diễn đàn, ban chủ tọa và ban cố vấn đã giải đáp thỏa đáng hầu hết các câu hỏi của đại biểu liên quan đến các vấn đề về chất lượng con giống, tiến bộ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, chính sách hỗ trợ…
Hình ảnh đường đi và vị trí bão số 11. (Ảnh: TTDBKTTVT.Ư)

Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Cùng với xu thế phát triển KT-XH, vấn đề môi trường ở tỉnh Hòa Bình cũng bị những tác động nhất định. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái về đa dạng sinh học. Thống kế, đánh giá tổng hợp hiện trạng về môi tường ở tỉnh 5 năm gần đây cho thấy, Chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh đang bị ô nhiễm một số chỉ tiêu về hữu cơ do các hoạt động xả thải của các khu công nghiệp và khu dân cư; do lũ lụt, sạt lở đất và một số nguyên nhân khác.

Tập huấn công tác quản lý nhà nước về TT&TT tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 8/10, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lớp tập huấn quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông cho cho trên 70 học viên là lãnh đạo UBND, cán bộ làm công tác văn hoá cấp huyện, các xã, thị trấn, cán bộ bưu chính viễn thông.

Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng

(HBĐT) - Theo kết quả cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 40,0%. Thực trạng đó là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường và sức khỏe của người dân khu vực nông thôn. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản trong xây dựng nhà tiêu HVS để từng bước cải thiện môi trường, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh giới thiệu một số mô hình chuẩn để cộng đồng cùng tham khảo.

Những bất thường trong quản lý, sử dụng đất khu vực Tạng Bưởi, xã Sủ Ngòi

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Đinh Văn Hợp, trú tại xóm 1, xã Sủ Ngòi (TPHB) kiến nghị về việc gia đình ông và 6 hộ cùng xóm đã khai hoang và canh tác tại khu vực Tạng Bưởi, xóm 1, xã Sủ Ngòi từ năm 1990 không có tranh chấp. Đến cuối tháng 5/2013, ông Hợp cùng các hộ phát hiện một doanh nghiệp dựng lều lán, sử dụng máy xúc san ủi vườn của gia đình và báo cáo với UBND xã Sủ Ngòi. Được biết năm 1998, diện tích đất trên đã được UBND xã đề nghị UBND TP Hòa Bình cấp giấy CNQSD đất cho 4 hộ là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo xã, gồm các ông: Bùi Đức Bảo, Nguyễn Xuân Việt, Đinh Văn Thỉnh và Nguyễn Văn Hồi, cán bộ nông - lâm thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Bất bình với thông báo của UBND xã Sủ Ngòi, gia đình ông Hợp và các hộ đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp, ngành của tỉnh và TP Hòa Bình nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, dứt điểm.

Yên Thủy: Trên 600 nông dân được tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật

(HBĐT) - 9 tháng năm 2013, ngành NN&PTNT huyện Yên Thủy đã mở được 15 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với 426 lượt người tham gia; tổ chức 4 cuộc hội thảo tuyên truyền lan rộng mô hình với 210 lượt người tham gia.

Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi dự kiến lên mức báo động 3

Trong khi các khu vực từ Thanh Hóa đến Nghệ An đã tạnh ráo và còn xuất hiện nắng thì khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, bao gồm cả Kon Tum và Gia Lai vẫn tiếp tục có mưa do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh kết hợp gió Đông và dải hội tụ nhiệt đới. Lượng mưa dự kiến từ 40 đến 60 mm, có nơi trên 100 mm. Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi vẫn tiếp tục lên, dự kiến hôm nay ở mức báo động 2, báo động 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục